Hội chùa Quỳnh Lâm - Nơi lưu giữ di sản Phật giáo Việt Nam

08/03/2024, 18:07

Lễ hội chùa Quỳnh Lâm được tổ chức trong 3 ngày từ mùng 1 tới mùng 4 tháng 2 âm lịch hàng năm, đây là một trong những lễ hội truyền thống tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thiền phái Trúc Lâm.

Lễ hội này thu hút đông đảo đại đức, tăng ni, phật tử, du khách thập phương trong những ngày đầu xuân, là dịp để nhân dân dâng hương lễ chùa đầu năm, dự lễ hội và vãn cảnh chùa.

chua-quynh-lam-dong-trieu-14-1599446920331.jpg
Chùa Quỳnh Lâm – trung tâm Phật giáo nhà Trần.

Chùa Quỳnh Lâm tọa lạc trên núi nhỏ Tiên Du, tại phường Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa thuộc Khu Di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều.

Theo các di văn, chùa Quỳnh Lâm được khởi dựng từ triều Lý, có tượng Di Lặc lớn bằng đồng cao sáu trượng (khoảng 20 mét) nổi tiếng một thời. Đến thời Trần, do có vị trí là cửa ngõ kết nối trung tâm Phật giáo Yên Tử, Ngọa Vân, Hồ Thiên với các ngôi chùa khác trong vùng và các chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, chùa Quỳnh Lâm được mở rộng, đầu tư xây dựng thành một trung tâm Phật giáo. Vào năm 1329, Quỳnh Lâm trở thành "Đệ nhất danh lam cổ tích của nước An Nam" và là trung tâm truyền kinh giảng đạo, đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo Phật. Từ đó, nơi đây được coi là "trường đại học" Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam.

Trải qua nhiều biến cố, binh hỏa tàn phá, nhiều lần bị đổ nát, đến nay, khuôn viên của chùa Quỳnh Lâm chỉ còn lại một số công trình cổ như tháp mộ, bia đá, các bậc rồng bằng đá xanh, hàng trăm tảng đá kê chân cột, khánh đá, chuông đồng…

chua-quynh-lam-chuong.jpg
Chuông chùa Quỳnh Lâm được đúc từ thời nhà Nguyễn vẫn còn đến ngày nay.
1860161_dsc_0289_10185823.jpg
Tấm bia cổ được dựng từ thời Lý tại chùa Quỳnh Lâm.
1860235_dsc_0267_10425623.jpg
Tháp đá là nơi an trí xá lị Phật hoàng Trần Nhân Tông còn lưu giữ những cấu kiện đá từ thời Trần, Lê.

Chùa Quỳnh Lâm là di tích có giá trị quan trọng thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, có vai trò to lớn đối với lịch sử Phật giáo Trúc Lâm và Phật giáo Việt Nam.

Lễ hội chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 4 tháng 2 âm lịch hàng năm tại thôn Yên Sinh và thôn Hạ 2, xã Tràng An. Khai lễ, khách thập phương và nhân dân trong xã cùng rước lễ về cúng Phật, sau đó trong khuôn viên chùa diễn ra các hoạt động văn hoá thể thao sôi động của nhân dân trong xã. Trong lễ, sau rước lễ của 7 thôn trong xã Tràng An về cúng Phật, tại khuôn viên chùa diễn ra các hoạt động sôi động như cuộc thi “Làng vui chơi, làng ca hát'' với các nội dung thi gói bánh chưng, biểu diễn ca, múa, nhạc, tổ chức các trò chơi dân gian, đua thuyền và giải bóng chuyền nam, nữ của 7 thôn và 1 đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tham gia.

z5215867053086_56eff579bd3e112464123e7c6c86905b.jpg
Lễ hội chùa Quỳnh Lâm 2024, khai hội ngày 10/3/2024.

Lễ hội chùa Quỳnh Lâm là nề nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần quan trọng của người dân nơi đây, mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Những năm gần đây, chùa đã trở thành điểm đến chào đón bước chân du khách bốn phương.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất