Các chương trình mục tiêu trọng điểm Quốc gia

Những danh tướng trong lịch sử Việt Nam - Phần 4
VOVLIVE - Trong hôm nay, mời quý vị cùng đón nghe phần 4 của cuốn sách này, kể về những danh tướng của triều Lê.
  • Những danh tướng trong lịch sử Việt Nam - Phần 2
    VOVLIVE - Trong gần 80 năm thực dân Pháp đô hộ, ở Việt Nam đã diễn ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Khởi nghĩa Yên Thế là một trong số đó. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài tới gần 30 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình và quả cảm của Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) - vị tướng quân, linh hồn của cuộc khởi nghĩa.
  • Những danh tướng trong lịch sử Việt Nam – Phần 1
    VOVLIVE - Có thể nói, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta đã vang danh thế giới với các vị tướng Việt Nam tài giỏi, lãnh đạo nhân dân giành chiến thắng trước kẻ thù, mang lại độc lập, tự do cho nhân dân. Những chiến công hào hùng mà họ mang lại khiến mỗi người con dân đất Việt thêm yêu và tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc.
  • Sử Việt 12 khúc tráng ca - Phần 8
    VOVLIVE - Khi nhắc về lịch sử Việt Nam, chúng ta thường có thói quen nói về các trận đánh ở Chỉ Lăng, Bạch Đằng, Vạn Kiếp... mà ít nhắc tới các trận đánh tại thành Quy Nhơn hay trận Thị Nại. Nếu như các khúc ca trước, sử Việt thời phong kiến thường là các cuộc tranh giảnh ở cáctỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội... thì bây giờ, đến lượt Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Sài Gòn... bước lên sân khấu lịch sử.
  •  Sử việt 12 khúc tráng ca – Phần 7
    VOVLIVE - Quang Trung - Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là vị thủ lĩnh có tài dùng người. Ông từng nói "một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to", "mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình...", chính vì vậy mà sau khi đánh đuổi giặc Thanh, Quang Trung đã ban chiếu mời gọi nhân tài, kêu gọi quan liêu lớn nhỏ, dân chúng trăm họ, ai có tài năng học thuật, mưu lược hay giúp ích cho đời đều được cho phép dâng thư tỏ bày công việc.
  • Sử Việt 12 khúc tráng ca – Phần 6
    VOVLIVE - Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài.
  • Sử Việt 12 khúc tráng ca – Phần 4
    VOVLIVE - Cả lịch sử và dân gian đều ghi nhận, người viết bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên cho Việt Nam là Lý Thường Kiệt. Với lời thơ đanh thép, “Nam quốc sơn hà” chính thức tuyên bố với tập đoàn phong kiến phương Bắc rằng, “Nam Quốc” là một nước độc lập, ngang hàng với quốc gia phong kiến phương Bắc.
  • Sử Việt 12 khúc tráng ca – Phần 3
    VOVLIVE - Sự nghiệp lẫy lừng gắn với công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước của hoàng đế Lê Đại Hành đã ghi một dấu son rực rỡ vào lịch sử dân tộc. Để rồi, dẫu đã cách hậu thế hơn một nghìn năm, song nhiều bài học quý giá cả về nghệ thuật quân sự đến củng cố chính quyền và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội... mà ông để lại, đã trở thành hành trang để dân tộc ta vững bước trên hành trình hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký (Phần 10)
    VOVLIVE - Phần cuối của tác phẩm “Từ nhân dân mà ra” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ giúp chúng ta nhìn lại chặng đường mà nhân dân và các lực lượng vũ trang của ta đã trải qua, cùng tin tưởng sắt đá: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta nhất định thành công. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi.
  • VIDEO - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký (Phần 9)
    VOVLIVE - Trong tác phẩm này, Đại tướng có nhắc tới một địa danh vô cùng nổi tiếng của Bắc Kạn, đó là hồ Ba Bể. Nơi đây được đại tướng ví như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ ở ngay giữa đất liền. Chính tại nơi này, Đại tướng đã thành lập ủy ban nhân dân lâm thời Chợ Rã.
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký (Phần 8)
    VOVLIVE - Thực hiện chỉ thị của Bác, đại tướng về Nguyên Bình - Cao Bằng để củng cố và phát triển phong trào Việt Minh, mở rộng căn cứ Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn; đồng thời mở con đường Nam tiến phát triển phong trào cách mạng về vùng xuôi. Diễn biến tiếp theo như thế nào, mời quý vị cùng theo dõi phần tiếp theo của tác phẩm này ngay sau đây.
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký (Phần 7)
    VOVLIVE - Giữa năm 1944, cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc Pháp đã lên đến cực điểm. Nhân dân Cao - Bắc - Lạng nóng lòng mong đợi tiếng súng của cách mạng để chặn bàn tay cuồng bạo của kẻ thù. Với tinh thần dũng cảm kiên trì của các đồng chí trong các tiểu tổ, những đường dây liên lạc với các cơ sở lần lần được nối lại. Phong trào dần dần phục hồi với một khí thế mới. Cuộc khủng bố của đế quốc đã thu hẹp cơ sở cách mạng, nhưng những cơ sở của cách mạng vẫn tồn tại qua cuộc đấu tranh.
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký (Phần 6)
    VOVLIVE - Trong thời điểm Hồng quân Liên Xô chiến thắng lớn tại Xtalingrát, mỗi tin thắng lợi của Liên Xô là một sự cổ vũ cho nhân dân trong những ngày khó khăn này. Nhiều tổ xung phong công tác đã được liên tiếp phái đi giúp quần chúng trên dọc đường chống khủng bố và giữ vững cơ sở.
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký  (Phần 5)
    VOVLIVE - Mùa xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và hoạt động cách mạng tại Pác Bó (Cao Bằng), giữa núi rừng, hang đá lạnh lẽo, trong điều kiện sinh hoạt vô cùng kham khổ, thiếu thốn. Thời gian lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Cao Bằng không dài nhưng cuộc sống đời thường của Người tại đây đã khắc sâu thêm cốt cách của vị lãnh tụ vĩ đại đã hiến cả đời mình cho dân tộc. Đó cũng chính là tấm gương sáng để Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn noi theo
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký (Phần 4)
    VOVLIVE - Sau khi trở về Việt Nam, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Bác, phong trào Cao Bằng không những đã phục hồi nhanh chóng mà lại còn phát triển rất mạnh mẽ. Ở làng bản nào cũng có các tổ chức nông dân, phụ nữ, thanh niên, tự vệ, tự vệ chiến đấu. Các hội viên, rồi cả các bà con dần dần hiểu chủ nghĩa cộng sản, hiểu về Đảng. Trong hàng ngũ trung kiên đã có những người được nhắm bồi dưỡng để kết nạp vào Đảng.
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký (Phần 3)
    VOVLIVE - Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ, Cao Bằng ở biên giới Việt - Trung nên ảnh hưởng chiến tranh càng sâu sắc. Nhân dân Cao Bằng bị bắt đi phu, đi lính, bị áp bức, bóc lột nhiều hơn các tỉnh khác, sinh hoạt thì cực kỳ đắt đỏ. Nhân dân phần sợ Pháp, sợ bọn quan lại, phần sợ bọn thổ phỉ, lại luôn luôn nơm nớp lo Tầu, lo Nhật kéo vào. Sau khi đầu hàng Nhật, Pháp lại quay ra đàn áp phong trào cách mạng. Các cán bộ và đảng viên phải chuyển vào hoạt động bí mật, duy trì cơ sở, giữ gìn phong trào