Tác phẩm "Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm" - Giải vàng LHPT lần thứ XIV

01/07/2020, 03:43

VOVLIVE - Nhóm PV Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung thực hiện loạt phóng sự “Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm”. Tác phẩm đạt giải vàng thể loại phóng sự trong Liên hoan Phát thanh lần thứ XIV-2020.

Đây là tác phẩm đạt giải vàng thể loại phóng sự trong kỳ Liên hoan Phát thanh lần thứ XIV-2020 vừa qua.

Loạt phóng sự gồm 3 bài:

Bài 1: Thẻ vàng EC làm dậy sóng nghề biển

Bài 2: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC

Bài 3: Phát triển nghề cá bền vững 

Thực hiện : Nhóm tác giả: Trịnh Đình Thiệu, Nguyễn Thành Long, Lê Vinh Thông

Đơn vị: Cơ quan thường trú khu vực miền Trung – Đài Tiếng nói Việt Nam.


 
Nghe tác phẩm: Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm
 

Dưới đây là kịch bản chi tiết của tác phẩm đạt giải:

Bài 1: Thẻ vàng EC làm dậy sóng nghề biển

Thưa quí vị và các bạn!

Gần 2 năm qua, việc Ủy ban Châu Âu (EC) áp dụng “Thẻ vàng” đối với thuỷ sản Việt Nam đã tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Đây là hệ quả đối với nghề cá mà ở đó ngư dân khai thác tự do, thiếu bền vững, nếu không gỡ được “thẻ vàng”, hoặc bị nâng lên “thẻ đỏ” thì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thuỷ sản, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân mà trước hết là ngư dân. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vừa  diễn ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặt mục tiêu là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định đánh bắt cá của Việt Nam và quốc tế. Về lâu dài phải đảm bảo cho nghề cá Việt Nam phát triển bền vững, có trách nhiệm. Đây cũng là những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam. Phải hành động như thế nào để đạt mục tiêu mà chính phủ đề ra, Nhóm PV Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung thực hiện loạt phóng sự“Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm”. Trong chương trình thời sự hôm nay, mời quí vị và các bạn nghe bài đầu tiên với nhan đề “Thẻ vàng của EC làm dậy sóng nghề biển”

Âm nền hiện trường tàu thuyền, cảng cá 

2 lần xâm phạm vùng biển nước ngoài trong lúc hành nghề khai tháchải sản, ngư dân Trần Năm, chủ tàu cá QNg - 90446 TS, ở xã Bình Châu,huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trả giá quá đắt. Trong lúc khai thác,ông bị phía nước bạn phát hiện và tịch thu con tàu cùng ngư cụ trị giá hàngtỷ đồng. Chiếc tàu cá thứ hai của ông vừa mới đóng lại tiếp tục hoạt động xâm phạm vùng biển nước ngoài cũng đã bị cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Ngãi tước giấy phép khai thác thủy sản 6 tháng và cắt hết mọi chính sách hỗ trợ. Tiền mất tật mang, bao nhiêu vốn liếng, tiền của dành dụm cảđời giờ tan theo sóng biển. Thiệt đơn thiệt kép, ngư dân Trần Năm than thở.

"Trước kia tôi đánh bắt đi xa, ra nước ngoài, bị bắt mất 1 chiếc tàu,thiệt hại tài sản quá lớn. Tôi thấy người ta làm thu nhập cao nhưng hiệuquả không tốt, nguy hiểm tính mạng con người và thiệt hại tài sản."

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, các ngành chức năng và địa phương ven biển đã triển khai quyết liệt các biện pháp tuần tra, kiểm soát nhưng tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác bất hợp pháp vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. 5 tháng đầu năm nay đã xảy ra 41 vụ với 69 tàu và gần 300 ngư dân vi phạm. Công tác giám sát tàu cá hoạt động trên biển, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác chưa tốt, xử lý các hành vi khai thác IUU chưa nghiêm, nguồn lực cho hoạt động chống khai thác IUU chưa được đầu tư đúng mức… Chính vì vậy mà chúng ta chưa tạo được bước đột phá trong công tác chống khai thác IUU. Thượng tá Lê Văn Khương, Phó Tham mưu Trưởng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định cho biết vẫn cònnhiều tàu cá Việt Nam vượt sang vùng biển nước ngoài khai thác trái phép.

"Nói chung ngư dân người ta biết vùng biển của các nước nhưng màcó khi vì lợi ích của một số thuyền trưởng hoặc chủ tàu vì lợi ích đó họkhông quan tâm gì đến vùng biển của mình hay nước ngoài. Thêm nữavùng biển của Việt Nam và Indonesia, Việt Nam và Malaysia vẫn còn vùngbiển chồng lấn."

Theo Ủy ban Châu Âu (EC), việc đánh bắt quá đà ở 1 vùng biển cóthể ảnh hưởng đến hệ sinh thái của những vùng biển khác, tác động đến nguồn lợi thủy sản của khu vực này. Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đối với thuỷ sản Việt Nam. Đồng thời, EC đưa ra các khuyến nghị chính thức để Việt Nam cải thiện công tác quản lý nghề cá, đảm bảo tiêu chuẩn khi nhập khẩu hải sản vào thị trường Châu Âu. Việc Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam đã làm 5d ậy sóng nghề biển gần 2 năm qua. Khi bị cảnh báo “Thẻ vàng”, sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam đã và đang bị kiểm tra rất chặt, 100%lô hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đều bị kiểm tra nghiêm ngặt. Nhiều ngư dân và doanh nghiệp đã nhìn thấy rõ hậu quả của việc áp dụng Thẻ vàng.

"EC cảnh báo thẻ vàng, họ sẽ không mua cá của Việt Nam nữa. Ngư dân rất lo lắng, chỉ làm trong vùng biển của Việt Nam thôi."

"Bây giờ EC phạt thẻ như vậy, không cho mình xuất đi thì quyền lợicủa người sản xuất, đánh bắt, khai thác xa bờ về bán không được giá. "

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Châu Âu bắt đầu chuyển hướng sang các thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc,Nhật Bản… Tuy nhiên, khi bị cảnh báo “Thẻ vàng” thì uy tín, hình ảnh, chất lượng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường khác cũng ít nhiều bị suy giảm.

Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương hàng đầu ở Việt Nam và Châu Âu là thị trường xuất khẩu chủ lực. Từ ngày cảnh báo "thẻ vàng", kim ngạch xuất khẩu hải sản của doanh nghiệp sang thị trường Châu Âu liên tục giảm từ 20% đến 30%. Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định cho biết, các doanh nghiệp đang mất rất nhiều thời gian, côngsức cũng như cơ hội kinh doanh cho các khâu kiểm soát và chứng nhậnnguồn gốc nguyên liệu quá khắt khe. Rủi ro vì hàng hóa bị chặn lại thanh tra, kiểm tra và chi phí phát sinh xuất khẩu vào thị trường này rất nhiều:

"Hiện nay, các nước đang siết chặt rất căng thẳng về hồ sơ, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận nguồn gốc (FC), chứng nhận chất lượng (CC) sản phẩm. Họ đưa ra nhiều chỉ tiêu kiểm tra gắt gao. Hiện nay, hàng hóa mỗi lần xuất đi phải đợi chờ kiểm tra thông quan, phải mất thêm từ 10 đến 15 ngày. Dẫn đến công ty khó khăn về huy động vốn, chi phí phát sinh quá nhiều mang tâm lý rủi ro lớn quá nên rất bất ổn khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu."

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hải sản sang thị trường Châu Âu từ 350 - 400 triệu đôla Mỹ, chiếm 16% - 17% tổng giá trị xuất khẩu hải sản Việt Nam. Do ảnh hưởng của “Thẻ vàng”, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đang chịu nhiều áp lực và liên tục giảm. Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng thủy sản đạt 2,42 tỷ đô la Mỹ, giảm 0,9% so với cùng 6 kỳ năm 2018, trong đó thị trường Châu Âu chỉ đạt 393 triệu đô la Mỹ,giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịchHiệp hội nghề cá Việt Nam cho rằng, khi bị “Thẻ vàng”, doanh nghiệpkhông xuất khẩu được thì ngư dân cũng không bán được cá vì hoạt động này theo chuỗi:

"Theo báo cáo mới đây của Tổng cục thủy sản thấy rằng, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài không giảm. Điều này nguy hiểm ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt xuất khẩu thủy sản. Nếu bị thẻ đỏ thì EU không nhập khẩu thủy sản, mất uy tín và chúng ta phải trả giá một thời gian dài nữa."

Dẫn cuối: Thưa quí vị và các bạn! Ngay sau khi Ủy ban châu Âu ra cảnh báo “Thẻ vàng” với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cùng các ngành liên quan và các địa phương ven biển đã quyết liệt hành động nhằm tháo gỡ. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình vẫn chưa cải thiện. Tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn diễn ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây thực sự là nguy cơ hiện hữu cho việc có thể EC sẽ rút thẻđỏ.Vậy, ngành thủy sản và các địa phương ven biển hành động thế nào để gỡ “Thẻ vàng” của EC. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong Bài 2 của Loạt phóng sự này. Mời quí vị và các bạn đón nghe!

Bài 2: Nỗ lực gỡ Thẻ vàng EC 

Thưa quý vị và các bạn!

Trong chương trình thời sự trước, Đài Tiếng nói Việt Nam phát Bài 1 trong Loạt bài “Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm” của Nhóm PV thường trú tại miền Trung nêu những khó khăn mà ngành thuỷ sản ViệtNam gặp phải khi Uỷ ban Châu Âu (EU) cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không rõ nguồn gốc.Trong đó, việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài đang là trở ngại lớn nhất trong việc khắc phục thẻ vàng của EC. Bởi vậy, việc ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng này đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với 28 tỉnh, thành phố ven biển. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi tiếp tục phát Bài 2 với nhan đề “Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC”. Mời quí vị và các bạn đón nghe!

Sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cá của ngư dân La Văn Sánh, ở huyệnHoài Nhơn, tỉnh Bình Định mang về 3 tấn cá ngừ đại dương. Tàu vừa cập cảng Quy Nhơn, ông Sánh vội lấy sổ xem lại nhật ký hành trình và sảnlượng hải sản đánh bắt từng ngày. Ông Sánh cho biết, từ hơn 1 năm nay, khi bị cảnh báo “Thẻ vàng”, mọi thói quen của ngư dân phải thay đổi. Ngày nào cũng vậy, ông cùng bạn thuyền cẩn thận ghi vào sổ nhật ký ngày giờ, vị trí toạ độ tàu đánh bắt trên biển, sản lượng, chủng loại hải sản đánh bắt. Theo ông La Văn Sánh, lúc đầu bà con ngư dân còn lúng túng nhưng dần dà cũng quen và thấy hữu ích:

"Làm biển phải viết nhật ký đàng hoàng, khó khăn tại do mình làm biếng không viết. Không phải ghi nhật ký để đi nộp mà còn để lưu cho những năm sau nữa. Có thể năm sau những vùng đó mình đánh bắt thángđó đạt như thế nào. Nếu như ghi kỹ thì ngày đó gió gì, nước gì nữa."

Để kiểm soát tàu cá ra vào bến và nguồn gốc hải sản, các địa phương đã thành lập Văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá ngay ở các cảng cá. Tại đây, đại diện các lực lượng Biên phòng, Ban Quản lý cảng cá, Chi cục Thuỷ sản ứng trực suốt ngày đêm, giám sát tàu cá vào ra. Bộ phận này chỉ cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hải sản đối với tàu cá đủ điều kiện. Ông Hà Viên, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá tỉnh Phú Yên cho biết, bây giờ ngư dân đã quen với việc ghi chép nhật ký đánh bắt:

"Chúng tôi phối hợp với Biên phòng, Chi cục Thuỷ sản tập trung giám sát theo dõi trên 15 mét, kiểm tra giấy tờ, trang thiết bị. Trước khi đi biển, đề nghị các chủ tàu cung cấp sổ nhật ký chuyến biển trước, khi tàu vào bờ theo dõi tàu cập cảng về cung cấp thông tin, đối chiếu thông tin về đối tượng hải sản đánh bắt, thành phần loài và sản lượng đánh bắt. Bố trí cán bộ giám sát, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho các chủ tàu đủ điều kiện."

Nhiệm vụ quan trọng của các ngành, địa phương là ngăn chặn tình trạng tàu cá khai thác trái phép vùng biển nước ngoài. Chính quyền các địa phương ven biển phối hợp với các Đồn Biên phòng phổ biến đến từng ngư dân những khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu và Luật Thuỷ sản năm 2017, nghiêm cấm đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài. UBND tỉnh Bình Định đưa ra nhiều giải pháp mạnh, nếu địa phương nào để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Trường hợp tàu cá vi phạm thì thuyền trưởng sẽ bị tước bằng và cấm hành nghề khai thác trong 6 tháng. Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, tỉnh này kiên quyết xử lý nghiêm những tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài:

"Không phải chúng ta xử lý vi phạm để bắt người dân nộp tiền, ít nhất người ta biết được người ta đang vi phạm, làm việc đó là anh đang vi phạm, tôi xử lý về mặt hành chính để gắn trách nhiệm của ngư dân để người ta không vi phạm nữa. Nói rõ những việc làm đó gây thiệt hại kể cả uy tín, danh dự của đất nước. Vi phạm ảnh hưởng đến kinh tế, người ta cảnh báo, họ không nhập hàng hóa nữa thì chúng ta bán cho ai, trong khi chúng ta đang hội nhập."

Một trong những giải pháp căn cơ để quản lý, giám sát, ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài chính là việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lắp đặt 3 Trung tâm giám sát tại 3 tỉnh: Bình Định, Kiên Giang và Bến Tre. Theo đó, đối với tàu cá đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 24 mét trở lên bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình kết nối với các trạm bờ và cơ quan chức năng các địa phương. Theo lộ trình thì đến đầu năm 2020, toàn bộ tàu cá dài trên 15 mét phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, đến nay một số tỉnh như Phú Yên, Quảng Ngãi đã cơ bản hoàn thành công việc này. Tỉnh Bình Định yêu cầu tất cả tàu cá đánh bắt hay di chuyển ngư trường xa, kể cả tàu trên 12 mét cũng phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Hiện nhiều địa phương đang thí điểm cài đặt các phần mềm lắp đặt Mecom để giám sát tàu cá trên biển. Với phần mềm này, các thiết bị giám sát hành trình tự động nhắn tin về trạm bờ cứ 2 tiếng/1 lần. Ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng:

"Đối với những tàu cá vi phạm khai thác đánh bắt vùng biển cácnước tuyệt đối không xem xét hỗ trợ các chính sách của nhà nước và xửphạt ở mức cao nhất trong việc vi phạm đó theo Nghị định 103 của Chínhphủ, đó là tước giấy phép hành nghề, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng có thời hạn. Nếu tái hiện sẽ tước vĩnh viễn không cấp văn bản chấp thuận đóng mới, mua mới hoặc cải hoán đối với các tàu cá đã vi phạm."

Mới đây, trong chuyến kiểm tra tình hình thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu tại tỉnh Bình Định, Đoàn công tác của Ủy ban Nghề cá Nghị viện Châu Âu gồm 22 thành viên đã đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam. Nghị sĩ Gabriel Mato Adrover, Trưởng Đoàn công tác này chia sẻ, việc EC cảnh cáo "Thẻ vàng" đối với hải sản Việt Nam không phải là một chế tài xử phạt, mà đây là cơ hội để khuyến khích Việt Nam thay đổi, phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm. Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc xây dựng những khuôn khổ pháp lý mới như đã ban hành Luật Thủy sản có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 gắn với việc thực hiện cam kết chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo là động thái tích cực. Nghị sỹ Mato Gabriel cho rằng, cuộc chiến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các bên; cần sự cam kết mạnh mẽ từ cơ quan quản lý tới từng ngư dân:

“Chính phủ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định đưa ra những quy định pháp luật về việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, nhưng cảng cá mới là nơi thực thi những quy định đó. Chúng tôi cho rằng, hoạt động kiểm soát, giám sát tàu thuyền ra vào tương đối tốt. Việc kiểm tra giám sát từ số người trên tàu, số lượng, sản lượng hải sản đánh bắt, vùng đánh bắt, cấp chứng nhận cho sản phẩm để xuất khẩu rất tốt. Tôi nghĩ rằng, để chống đánh bắt bất hợp pháp, tất cả hoạt động này là cần thiết."

Dẫn cuối: Thưa quí vị và các bạn!Theo kế hoạch cuối tháng 10-2019, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EU sẽ sang Việt Nam kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện khuyến nghị của EC về IUU. Gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ hàng đầu nhưng mục tiêu quan trọng hơn mà chúng ta hướng tới là xây dựng và phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm. Nhóm phóng viên Đài TNVN tại miền Trung sẽ trở lại vấn đề này trong Bài cuối của loạt bài“Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm”. Mời quí vị và các bạn chú ý đón nghe!

Bài 3: Phát triển nghề cá bền vững

Thưa quí vị và các bạn!Trong các chương trình thời sự trước, Đài Tiếng nói Việt Nam phátBài 1 và Bài 2 trong loạt bài “Phát triển nghề cá bền vững, có tráchnhiệm” của Nhóm PV thường trú tại miền Trung. Trong bối cảnh hộinhập, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp gỡ “Thẻ vàng” của EC,ngành thủy sản VN cũng tập trung thực hiện mục tiêu chuyển từ nghề cá tựphát sang nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững, cạnh tranh côngbằng. Trong chương trình thời sự hôm nay, chúng tôi phát bài cuối củaloạt bài này đề cập "Phát triển nghề cá bền vững”. Mời quý vị và các bạncùng nghe:

Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia khác từng bị Ủy ban Châu Âu cảnh báo do khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không có nguồn gốc. Từ năm 2012 đến nay, 25 nước trên thế giới đã bị Uỷ ban Châu Âu cảnh báo thẻ, trong đó 19 nước bị cảnh báo “Thẻ vàng” và 6 nước bị “Thẻ đỏ”. Năm 2013, Hàn Quốc bị EC phạt “Thẻ vàng” và không lâu sau đó đến lượt Mỹ với những lô hàng hải sản của nước này đều được đưa vào diện cần theo dõi. Để gỡ “Thẻ vàng”, Hàn Quốc đã thông qua Bộ Luật mới nhằm gia tăng kiểm soát các loại tàu cá. Theo đó, tăng quyền hạn của lực lượng chức năng khi phát hiện tàu cá đánh bắt trái phép và chế tài xử lý, sử dụng hệ thống điện tử để kiểm soát, theo dõi tàu cá. Với động thái tích cực này, tháng 4 năm 2015, EC đã dỡ bỏ “Thẻ vàng” cho Hàn Quốc. Còn với Thái Lan, để gỡ “Thẻ vàng” cũng phải mất 4 năm và đầu tư 12 khoảng 125 triệu Đô la Mỹ cho việc cải tổ bộ máy, tổ chức thêm 10 đầu mối kiểm soát nghề cá với khoảng gần 2.000 cán bộ triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong khắc phục thẻ vàng. Theo bà Sắc, Việt Nam nên xây dựng một kế hoạch, lộ trình cụ thể để tháo gỡ “Thẻ vàng”:

"Để giải quyết gỡ “thẻ vàng”, nên chăng cụ thể hoá con số, cơ quan nào làm, ai làm cái gì và những số đó trở thành con số truyền thông. Chúng ta hãy làm tốt nhất có thể để lấy lại “Thẻ xanh”. Đó là khao khát của những người làm nghề biển."

Các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về chống đánh bắt cá trái phép, không khai báo, không rõ nguồn gốc diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai Luật Thuỷ sản năm 2017 có hiệu lực từ đầu năm nay. Đây là một bước tiến về nhận thức, về ban hành văn bản pháp luật; là một công cụ quản lý lâu dài vì một nghề cá có trách nhiệm. Theo Luật Thủy sản mới, tới đây sẽ cấp hạn ngạch đối với từng địa phương, từng loài và nghề khai thác hải sản. Cơ quan chức năng sẽ quản lý và kiểm soát mức độ khai thác và truy xuất nguồn gốc khai thác. Một số loài sản lượng lớn như cá ngừ đại dương sẽ quản lý theo hạn ngạch, còn loài cá kết đàn như cá cơm sẽ thí điểm quản lý cường lực khai thác. Ông Vũ Văn Tám, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, cần quản lý khai thác theo hạn ngạch gắn với bảo vệ nguồn lợi từ biển:

"Cảnh báo thẻ vàng của EC thì chúng ta mới xem xét lại toàn bộ quy định của chúng ta đối với lĩnh vực khai thác, trong đó đưa vào nhiều định chế để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quy định về điều tra nguồn lợi thuỷ sản 5 năm 1 lần. Tới đây, chúng ta sẽ quản lý việc đóng mới tàu cá cũng như quản lý cường lực khai thác bằng cách cấp hạn ngạch khai thác, từng bước tiến tới quản lý theo hạn ngạch sản lượng gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản."

Theo ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Bá Hải, một doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lớn ở tỉnh Phú Yên, cần phải đẩy mạnh kế thợp khai thác thành chuỗi. Ông Lê Văn Hồng đề nghị Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có năng lực trình độ quản lý, trách nhiệm với xã hội, giúp doanh nghiệp tập hợp tàu cá của ngư dân thành những đội đánh bắt và chế biến ngay trên biển, gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường biển:

"Phải thay đổi mô hình kinh doanh, phải ra biển lớn mới được. Phương án đưa ra là doanh nghiệp quản lý kết hợp với ngư dân. Doanh nghiệp có tàu lớn cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm cho từng chuyến tàu, tàu ngư dân đi theo đến vùng biển nào đó thì bung ra ra đánh bắt và đưa về trên tàu chế biến luôn. Làm như vậy, mỗi chuyến biển có thể 3 đến 4 tháng mới về, hiệu quả cao".

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản. Theo đó, nâng mức phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm, tăng gấp 10 lần so với trước. Ngoài ra, các tàu cá vi phạm còn bị tịch thu phương tiện, thuỷ sản khai thác, tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 6 tháng đến 12 tháng và cắt các khoản hỗ trợ mỗi chuyến biển, buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ trở về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định. Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị xử lý thật nặng đối với tàu đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài:

"Nhà nước đã hỗ trợ cho ngư dân rất nhiều thì ngư dân và các chủ tàu phải có trách nhiệm với Nhà nước. Tỉnh Bình Định sẽ dùng biện pháp mạnh hơn để làm sao cho cho họ thấy việc họ xâm phạm là sai trái, vì Nhà nước đã hỗ trợ rất nhiều mà các thuyền trưởng và thuyền viên chỉ vì lợi nhuận tức thì của mình để đi làm những việc sai trái."

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, chuyển một ngành kinh tế khai thác một cách tự nhiên sang một ngành kinh tế biển có trách nhiệm, phát triển bền vững theo chuỗi, trước hết cần có nhận thức đúng, nhanh chóng đưa Luật Thủy sản đi vào cuộc sống, trong đó đặc biệt ưu tiên triển khai các biện pháp khắc phục thẻ vàng của EC:

"Chúng ta không thể mong một sớm một chiều mà chuyển được từ nghề cá truyền thống, tự phát nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm hiện đại. Chúng ta phải bày tỏ quyết tâm là xây dựng nghề cá phát triển bền vững. Bộ Luật Thuỷ sản phấn đấu cho một nghề cá bền vững hiệu quả, có trách nhiệm."

Mới đây, tại cuộc họp của Ban đạo đạo Quốc gia về chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo đã yêu cầu các ngành, địa phương ven biển phải coi việc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu để gỡ “Thẻ vàng” cho thuỷ sản Việt Nam là nhiệm vụ chính trị hàng 14 đầu. Đây cũng là bước tạo đột phá, hướng đến mục tiêu phát triển nghề cá Việt Nam bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

"Chúng ta để “Thẻ vàng” ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống không chỉ của người dân ở vùng biển, của ngư dân mà ảnh hưởng đến tất cả đời sống của người dân ở đất nước chúng ta. Về lâu dài bảo đảm cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững"

Dẫn cuối: Vâng! Thưa quí vị và các bạn! Thực tế cho thấy, hướng khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản mang tính bền vững trở thành xu hướng của toàn cầu, được các nước trên thế giới quan tâm. Việc chuyển một nghề cá từ khai thác tự nhiên, tự phát sang hướng bền vững theo chuỗi có trách nhiệm và hội nhập cần có một cuộc “đại phẫu” đối với nghề cá nước ta. Quá trình “phẫu thuật” không tránh khỏi những “cú đau”, sự xáo trộn lớntrong cuộc sống ngư dân, hoạt động của các doanh nghiệp và các địa phương ven biển. Vì vậy, phát triển một nghề cá trách nhiệm, bền vững cần phải chấp nhận “đau một lần” để vươn ra biển lớn!

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất