Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa mạnh mẽ

Minh Thu | 11/12/2021, 14:57

Ông Hà Trung Kiên - Phó Tổng GĐ G-Group chia sẻ về tầm quan trọng của nền tảng chuyển đổi số Make in Vietnam, coi đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.

Với chủ đề “Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế”, Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III được tổ chức nhằm mục tiêu tìm ra các giải pháp số thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội thông qua hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ. 

Sự kiện kéo dài một ngày với các chương trình, hoạt động chính gồm: Thảo luận, đối thoại các nội dung về công nghệ số, chuyển đổi số và con đường phục hồi và phát triển kinh tế cùng với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2021.

Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa mạnh mẽ - 1

Ông Hà Trung Kiên, đại diện Tập đoàn Công nghệ G-Group tham luận tại Diễn đàn. (Ảnh: G-Group)

Thúc đẩy chuyển đổi số, phục hồi kinh tế 

Trong năm 2020, cả nước có hơn 800 nghìn doanh nghiệp hoạt động. Trong năm 2021, hơn 85 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, gần 13 nghìn doanh nghiệp giải thể, hơn 45 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và 28,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch mất việc, giảm thu nhập.

Đại dịch diễn ra thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp tối ưu chi phí vận hành, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống thông tin và báo cáo theo thời gian thực. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường. 

Đa phần các doanh nghiệp quy mô lớn đều đã và đang chuyển đổi số trong quá trình hoạt động và vận hành. Đại dịch khiến các doanh nghiệp bắt đầu nghiêm túc chú trọng hơn vào việc làm sao tối ưu được chi phí, nên sự dịch chuyển từ việc sử dụng các nền tảng dịch vụ nước ngoài sang nền tảng Make in Việt Nam là điều tất yếu.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Cũng theo ông Kiên, một trong những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải và trăn trở, đó là mức độ gắn kết của nhân sự sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Nếu như chúng ta giải quyết được vấn đề tương tác trong đội ngũ, nó sẽ tác động tích cực đến hiệu suất của tổ chức đó. 

Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa mạnh mẽ - 2

Buổi tọa đàm được diễn ra với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT và đại diện G-Group, EVN, Tổng cục Du lịch…

Chia sẻ về những khó khăn trong chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, ông Kiên cho hay, trong quá trình phát triển, để xây dựng được một tổ chức gắn kết như hiện tại, chúng tôi có hơn 3 năm sử dụng Workplace - nền tảng của nước ngoài, làm nền tảng giao tiếp nội bộ và xây dựng văn hoá của tổ chức.

Toàn bộ hoạt động kinh doanh điều hành đều thực hiện trên nền tảng này. Chúng tôi phải trả với mức giá 8$/người/tháng, với quy mô nhân sự gần 5000 người thì con số sẽ lên tới 40.000$/ tháng. Chi phí đó là quá lớn đối với 1 doanh nghiệp Việt Nam.

Vì vậy, với lợi thế về công nghệ, G-Group đã xây dựng và cho ra mắt GapoWork - nền tảng giao tiếp Make in Vietnam dành cho doanh nghiệp. GapoWork giúp nhân sự trong công ty kết nối với nhau dễ dàng, gia tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, thông tin truyền tải tức thì dù ở bất kỳ đâu.

Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa mạnh mẽ - 3

GapoWork là nền tảng công nghệ Make in Vietnam nhận giải thưởng chuyển đổi số quốc gia 2021. (Ảnh: G-Group)

"Một tập thể có nền tảng truyền thông vững mạnh sẽ gia tăng mức độ gắn kết của nhân viên và thông tin truyền tải từ trên xuống dưới có sự đồng bộ thống nhất. Điều này sẽ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách tự nhiên và gắn kết, tạo tiền đề cho sự bứt phá trong kết quả kinh doanh”, ông Kiên nhấn mạnh.

Minh Thu
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu "3 tăng cường, 5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số
Thủ tướng yêu cầu ưu tiên các nguồn lực, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia và 3 Chiến lược: phát triển Chính phủ số; phát triển kinh tế số và xã hội số; phát triển dữ liệu số. Trong đó, khẩn trương xử lý các nhiệm vụ quá hạn, tồn đọng trong giai đoạn 2022-2023.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất