Lidar : "Vũ khí" hữu dụng của Apple mà nhiều người chưa biết

CTV Quế Ánh (biên dịch) | 28/10/2020, 06:00

Lidar là công nghệ đang thịnh hành và được ứng dụng cho ô tô lái tự động, robot và một số máy bay không người lái.

Nếu quan sát kỹ iPhone 12 Pro và iPad Pro 2020 vừa ra mắt, người dùng sẽ thấy một chấm đen nhỏ gần ống kính máy ảnh, có kích thước gần bằng đèn flash. Đó là Lidar, một loại cảm biến độ sâu mới.

Lidar là viết tắt của cụm từ "Light Detection and Ranging", dịch sang tiếng Việt là "phát hiện và ước lượng khoảng cách bằng ánh sáng". Hệ thống chiếu chùm tia laser sẽ phản xạ trên các vật thể và quay trở lại nguồn, giúp đo khoảng cách bằng cách định thời gian truyền đi của xung ánh sáng.

Nếu các điện thoại thông minh khác đo độ sâu bằng xung ánh sáng thì điện thoại thông minh được trang bị Lidar sẽ gửi các xung ánh sáng dưới dạng đám mây điểm hồng ngoại và có thể đo từng xung ánh sáng.

Kết quả là một trường các điểm ánh sáng theo dõi khoảng cách và có thể “chia lưới” các kích thước của không gian và các đối tượng trong đó với độ chính xác cao. Mắt người không nhìn thấy được các xung ánh sáng này, nhưng có thể nhìn thấy chúng bằng camera quan sát ban đêm.

Đối với các loại iPhone thế hệ cũ của Apple có trang bị camera TrueDepth cho phép nhận diện khuôn mặt, bằng việc chiếu một loạt tia laser hồng ngoại và chỉ có thể hoạt động ở cự ly gần. Nhưng đối với cảm biến Lidar của iPad Pro và iPhone 12 Pro hoạt động ở khoảng cách lên đến 5m.

Lidar là công nghệ đang thịnh hành trên nhiều thiết bị thế hệ mới. Nó được sử dụng cho ô tô lái tự động, robot và một số máy bay không người lái. Khai sinh cho công nghệ này chính là Kinect, một phụ kiện cũ dành cho Xbox có hệ thống phát hiện độ sâu bằng hồng ngoại. Trên thực tế, PrimeSense là công ty tạo ra Kinect đã được Apple mua lại từ năm 2013.

Khi Lidar được trang bị trên điện thoại thông minh, cảm biến thời bay được sử dụng để cải thiện độ chính xác và tốc độ lấy nét. iPhone 12 Pro cũng làm như vậy. Apple hứa hẹn lấy nét nhanh hơn tới 6 lần trong điều kiện ánh sáng yếu. Lidar cũng được sử dụng để tăng cường hiệu ứng của chế độ chân dung ban đêm, với điểm cộng lớn là tốc độ lấy nét tốt hơn, bổ sung thêm nhiều dữ liệu 3D hơn vào ảnh.

Hiện tại, loại bản đồ 3D được thực hiện bằng máy quét và thiết bị đặc biệt. Nhưng rất có thể trong tương lai, người dùng có thể trực tiếp góp phần làm phong phú thêm dữ liệu này bằng các thiết bị cầm tay. Công nghệ thực tế tăng cường của Apple với Lidar cũng hoạt động theo cách tương tự, trong đó iPhone 12 Pro và iPad Pro có thể là sản phẩm tiên phong cho những chiếc kính AR nổi tiếng.

Bên cạnh đó, Lidar có thể được sử dụng để lập bản đồ các đối tượng và không gian bằng 3D và phủ lên các ảnh chụp. Kỹ thuật này được gọi là phép đo quang, được ứng dụng nhiều trên thực tế trong việc cải tạo nhà cửa, mạng xã hội hoặc ngay cả báo chí./.

Bài liên quan
Lịch trình bận rộn của CEO Tim Cook trong hai ngày đến Việt Nam
Chiều 16/4, CEO Apple Tim Cook đã lên chuyên cơ rời Việt Nam, khép lại hai ngày làm việc dày đặc sự kiện.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất