Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Latvia, “cấp tập” lôi kéo đồng minh Đông Âu

Thu Hoài/VOV1 (Tổng hợp) | 11/08/2022, 20:53

Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với các quốc gia Baltic và nếu cần sẵn sàng điều động thêm quân tới khu vực để chống lại mọi mối đe dọa có thể từ Nga.

Đây là tuyên bố đưa ra mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người đang có chuyến thăm đầu tiên tới Latvia kể từ khi nhậm chức hồi đầu năm 2021. Ông Austin cũng là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ tới quốc gia Baltic này trong gần 3 thập kỷ.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis Pabriks, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của các quốc gia Baltic ở rìa phía Tây của Nga. Theo Bộ trưởng Austin, Mỹ sẵn sàng huy động binh sĩ từ các lữ đoàn ở Romania, những nước châu Âu khác và thậm chí là từ Mỹ để đảm bảo kế hoạch luân chuyển lực lượng liên tục tới Baltic. Ông Austin là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầy tiên thăm Latvia kể từ sau chuyến thăm của cựu Bộ trưởng William Perry năm 1995.

“Tôi muốn nó rõ rằng, chúng tôi không tìm kiếm sự đối đầu và không gây ra mối đe dọa nào đối với Nga. Cách tiếp cận ược cập nhật của chúng tôi chỉ đơn giản phản ánh cam kết liên tục của chúng tôi đối với Điều 5 Hiệp ước NATO: t cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều thành viên NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ bị xem là một cuộc tấn công vào toàn bộ NATO”, ông Austin nói.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis Pabriks một lần nữa kêu gọi Mỹ gia tăng hỗ trợ quân sự và tài chính để mua thiết bị quân sự mới, cũng như tăng cường khả năng phòng không và phong thủ bờ biển. Trước đó, trong một loạt cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Latvia, trong đó có Tổng thống Egils Levits, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã khẳng định cam kết kiên định của Mỹ sát cánh cùng khu vực Baltic chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ Nga.

Ba quốc gia vùng Baltic là Latvia, Litva và Estonia đều là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây và gia nhập NATO vào năm 2004. Trên thực tế, cũng giống như hầu hết những nước Đông Âu khác, 3 quốc gia Baltic đều bị “ám ảnh” bởi những nỗ lực của Nga nhằm khẳng định lại ảnh hưởng đối với một khu vực có nhiều duyên nợ, nhất là sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Trong khi đó, tham vọng mở rộng về phía Đông của NATO và Mỹ đã phần nào đẩy quan hệ Đông - Tây vào vòng xoáy của những hiềm khích và phòng thủ lẫn nhau, mà cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay là một minh chứng.

Ngay sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 2 vừa qua, NATO bắt đầu tăng cường củng cố sườn phía Đông. Trong đó, Mỹ đã triển khai thêm 20.000 lính Mỹ tới châu Âu, tăng cường huấn luyện và tập trận cũng như chuyển trọng tâm lực lượng sang những nước Baltic. Đây cũng là một phần nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm cụ thể hóa cam kết “Xây dựng lại các liên minh” và “Nâng cao khả năng răn đe và phòng thủ của NATO” ./.

Bài liên quan
Loại vũ khí bất ngờ giúp Ukraine tấn công bên trong lãnh thổ Nga
VOVLIVE - Khinh khí cầu mang chất nổ được đánh giá là vũ khí bất đối xứng, có thể giúp Ukraine tăng cường khả năng tấn công chiến lược.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất