UNDP thảo luận biện pháp đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0

Diệp Thảo/VOV.VN | 28/03/2024, 22:29

Ngày 28/3, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo "Trao đổi kỹ thuật: Đánh giá các kịch bản đưa nhiệt điện than tại Việt Nam về mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050" do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Viện năng lượng Việt Nam (IOE) phối hợp tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam cho biết: “Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải carbon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Điều quan trọng là phải cung cấp các hỗ trợ về đào tạo lại và tái đào tạo kỹ năng cho những người lao động và cộng đồng bị ảnh hưởng, đồng thời cần thiết để đảm bảo sự tham gia của họ và hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi này".

Hội thảo có mục tiêu cung cấp thông tin cập nhật về chính sách và công nghệ cho quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than, kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), chi phí, lợi ích và tác động tiềm tàng của quá trình chuyển đổi, đồng thời thảo luận các phương án khác nhau cho việc ngừng hoạt động, chuyển đổi mục đích sử dụng và cải tạo các loại hình nhà máy nhiệt điện than khác nhau.

Tham dự hội thảo gồm có các cơ quan chính phủ, thành viên của Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) và GFANZ, các nhà máy nhiệt điện than, các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ. Đây cũng là cơ hội để các chủ đầu tư của các·nhà máy điện kết nối các tổ chức tài chính nhằm khai phá khả năng đầu tư trong tương lai cho quá trình chuyển đổi của các nhà máy điện than.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiến bộ công nghệ và mô hình tài chính để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

Hội thảo đã đưa ra các lộ trình chuyển đổi khả thi cho các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam - cụ thể là Nhà máy Phả Lại, Cao Ngạn và Vân Phong—đánh giá các tác động, chi phí và lợi ích tiềm tàng của các phương án chuyển đổi năng lượng khác nhau. Các chiến lược như đồng đốt sinh khối, chuyển đổi sang điện khí LNG và tích hợp các nguồn tài nguyên tái tạo đã được đánh giá cùng với các công nghệ tiên tiến như Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin (BESS) và Thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS). 

Đại diện ADB cũng trình bày kinh nghiệm của Indonesia và Philippines về Cơ chế chuyển đổi năng lượng. Đại diện Ngân hàng Thế giới chia sẻ kết quả nghiên cứu bước đầu về các giải pháp chuyển đổi cho nhà máy nhiệt điện than Ninh Bình.

Khi Việt Nam hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, kết quả của hội nghị này được kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể vào việc hình thành lộ trình chuyển đổi năng lượng công bằng và bình đẳng ở Việt Nam và hơn thế nữa.

Bài liên quan
Liên hợp quốc kêu gọi điều tra mộ tập thể 'kinh hoàng' ở dải Gaza
Liên hợp quốc kêu gọi tiến hành điều tra về những ngôi mộ tập thể được phát hiện tại 2 bệnh viện lớn ở Gaza bị quân đội Israel đột kích.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất