TP.HCM thẩm định mẫu phương án phòng chống dịch để chuẩn bị cho học sinh đi học

Hà Khánh/VOV-TPHCM | 06/12/2021, 21:07

Tại họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 6/12, Sở Giáo dục-Đào tạo TP. cho biết, để chuẩn bị cho việc học trực tiếp của học sinh các cấp, nhất là học sinh lớp 1, ngành chức năng đã tổ chức thẩm định mẫu về phương án phòng chống dịch tại một trường ở Quận 1.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM Dương Trí Dũng, để chuẩn bị cho việc học trực tiếp bắt đầu từ 13/12 tới, Sở đã phối hợp với Sở Y tế thực hiện nhiều bước liên quan đến đội ngũ, thẩm định các phương án an toàn phòng chống dịch tại các đơn vị.

“Hôm nay, Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Y tế phối hợp để thẩm định mẫu phương án phòng chống dịch tại một trường THPT ở Quận 1 để làm điểm, có 22 quận, huyện, TP tham dự để từ đó các địa phương thẩm định các phương án an toàn đối với các trường học trên địa bàn”, ông Dũng cho biết.

Sở GD ĐT đã chuẩn bị phương án đi học trở lại rất cụ thể, có hướng dẫn thực hiện kế hoạch học trực tiếp với từng bậc học. Ngoài lịch học trực tiếp vẫn duy trì kênh học trực tuyến, qua internet, truyền hình… bởi vẫn còn một bộ phận học sinh không thể trở lại trường vì nhiều nguyên do. Ngành giáo dục cũng lên phương án, chỉ đạo các trường, giáo viên chủ nhiệm, kích hoạt tổ tư vấn tâm lý để hỗ trợ các em học sinh, nhất là nhóm học sinh yếu thế.

Sở GD-ĐT cũng đã ban hành khung chương trình học trực tiếp để các địa phương, nhà trường căn cứ tình hình thực tế, xây dựng phương án đi học trực tiếp đảm bảo an toàn.

Ông Dương Trí Dũng cho biết, căn cứ kết quả thí điểm sau 2 tuần, Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Y tế sẽ tổng hợp ý kiến 22 quận huyện, TP Thủ Đức trình UBND TP để tính toán phương án lộ trình tiếp theo.

Trong 2 tuần thí điểm đi học lại với học sinh lớp 1, Sở sẽ cơ bản nắm lại tình hình của học sinh sau thời gian dài học qua truyền hình, internet, trực tuyến; hướng dẫn biện pháp an toàn phòng chống dịch bệnh cho các em; hướng dẫn cách xử lý khi hoạt động trực tiếp trong trường học, từ đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách cho tới việc không đến gần, không tiếp xúc tại các điểm công cộng.../.

Bài liên quan
Thức ăn đường phố nhiều nguy cơ, vì sao nhiều người thích dùng?
TP.HCM có khoảng 15.400 điểm bán thức ăn đường phố. Trong đó, các điểm bán ở xung quanh trường học, bệnh viện, khu dân cư… ẩn giấu rất nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người dùng. Dù vậy nhiều người vẫn mua thức ăn đường phố, vì sao?

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất