Phú Thọ: Hiệu quả 2 năm triển khai Chiến lược tài chính toàn diện Quốc Gia

Nhật Vượng | 24/02/2023, 15:29

Hai năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Phú Thọ đã chú trọng phát triển mạng lưới hoạt động, đáp ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tín dụng đến tận các xã, vùng sâu, vùng xa, lấy hiệu quả làm nòng cốt phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Hơn 5 năm qua, chị Hoàng Thị Lân, xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là khách hàng thân thiết của Quỹ TDND xã Gia Điền. Nhờ được sự hỗ trợ của quỹ, chị mạnh dạn đầu tư làm kinh tế, từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Không những thế còn tạo được công ăn việc làm cho bà con ở địa phương.

Chị vui mừng chia sẻ: “Thủ tục vay vốn rất nhanh gọn. Chỉ 1-2 hôm sau khi cán bộ tín dụng thẩm định thì chúng tôi đã được nhận khoản vay đấy. Sau khi vay được vốn, tôi phát triển mở rộng xưởng không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Lương mỗi người đều từ 7-8 triệu trở lên”.

z4221185978647_a8f6115d8cff0415ab459109823fb5b8(2).jpg
Chị Hoàng Thị Lân, xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đang kiểm tra việc hoạt động của xưởng gỗ của gia đình.


Sau khi vay được vốn, tôi phát triển mở rộng xưởng không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Lương mỗi người đều từ 7-8 triệu trở lên.

Chị Hoàng Thị Lân, xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Cũng giống như chị Hoàng Thị Lân, chị Trần Thị Hồng Hạnh, khu 2, xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cũng là một khách hàng thân thiết của Quỹ Tín dụng nhân dân Gia Điền. Trước đây, chị kinh doanh hàng tạp hóa, tuy nhiên, sức mua ngày càng giảm, kinh doanh thua lỗ nên chị phải tìm hướng làm kinh tế mới.

Sau khi nghiên cứu thị trường, chị quyết định mở một xưởng may gia công để tận dụng nguồn lao động dư thừa của địa phương. Với số vốn 900 triệu đồng được vay từ Quỹ tín dụng nhân dân xã Gia Điền, chị đã xây dựng 1 xưởng gia công may túi siêu thị, tạo công ăn việc làm cho 30 lao động tại địa phương, với mức lương trình bình 3 triệu đồng/tháng. Chị cho biết:

“Mới đầu để làm xưởng khó khăn. Vốn là cần 1,5 tỷ vì yêu cầu nhà xưởng cao. Nguồn vốn gia đình có sẵn ít nên phải đi vay. Và ở đây vay quỹ tín dụng xã. Trước khi làm thì em cũng tham khảo các nơi vay ở đâu nhanh, tiện lợi. Thấy Quỹ gần, nhân viên là người địa phương nên hồ sơ sổ sách nhanh, tiện lấy tiền, thẩm định nhanh nên lựa chọn quỹ tín dụng”.

Thấy Quỹ gần, nhân viên là người địa phương nên hồ sơ sổ sách nhanh, tiện lấy tiền, thẩm định nhanh nên lựa chọn quỹ tín dụng”.


Chị Trần Thị Hồng Hạnh, khu 2, xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Quỹ tín dụng nhân dân xã Gia Điền được thành lập và đi vào hoạt động năm 2008. Theo đại diện Quỹ Tín dụng nhân dân xã Gia Điền, để công tác huy động và cho vay đến được người dân, QTD làm tốt công tác, thông tin, tuyên truyền qua các hình thức, như tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền qua hình thức tổ chức hội nghị tại các khu dân cư, tuyên truyền qua các pa nô, ap phích tại điểm tập trung đông dân cư nhờ đó công tác phát triển thành viên, dư nợ cho vay, huy động tiền gửi năm sau đều cao hơn năm trước.

Đến nay, dư nợ cho vay của Quỹ TDND Gia Điền tăng trưởng nhanh, đạt hơn 144 tỷ đồng. Người dân vùng khó khăn của các xã Gia Điền, Phương Viên thường xuyên vay vốn để phát triển chăn nuôi, trồng rừng (keo, tràm), kinh doanh buôn bán…

Không chỉ là kênh cung cấp nguồn vốn sản xuất, kinh doanh cho các hộ dân mà hệ thống Quỹ TDND Gia Điền còn là địa chỉ tin cậy để gửi tiền tiết kiệm, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp Nhân dân.

z4221154352745_442df919ecedd3d0a28414d6ccb0128f.jpg

Ông Hoàng Văn Huyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

Ông Hoàng Văn Huyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ chia sẻ:

“Người dân đã tiếp cận được nguồn vốn từ đó đầu tư sản xuất, kinh doanh và đặc biệt ở địa phương Gia Điền và Phương Viên. Nguồn đầu tư cho phát triển chế biến gỗ, gỗ bóc, ván ép và kinh doanh vận tải. Qua đó, bình quân xưởng gỗ bóc thường giải quyết được công ăn việc làm cho bình quân 20 lao động tại địa phương, thu nhập bình quân 6-7 triệu đồng/tháng. Trong những năm qua, tại địa bàn, người dân ở quê sau hết mùa vụ phải ra thành phố để tìm công ăn việc làm nhưng khi có các xưởng thì cũng người dân ly nông nhưng không phải ly hương. Được ở tại quê hương và vẫn có công văn việc làm. Từ đó, đời sống nhân dân nâng cao. Mặt khác, Quỹ tín dụng đã góp phần Hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi ở địa phương. Từ đó, đời sống người dân được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương đều giảm rõ rệt".

Trong những năm qua, tại địa bàn, người dân ở quê sau khi hết mùa vụ phải ra thành phố để tìm công ăn việc làm nhưng khi có các xưởng thì cũng người dân ly nông nhưng không phải ly hương. Được ở tại quê hương và vẫn có công văn việc làm.


Ông Hoàng Văn Huyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

Không riêng gì xã Gia Điền và xã Phương Viên, trong hai năm qua, triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngành ngân hàng của tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đến nay, tại tỉnh Phú Thọ, hệ thống ngân hàng đã có 21 Chi nhánh ngân hàng thương mại cấp I, 14 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại II, 141 PGD và 225 điểm giao dịch thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội; đã có 39 Quỹ Tín dụng nhân dân và 16 PGD trực thuộc hoạt động trên địa bàn 77 xã, phường, thị trấn; 01 tổ chức tài chính vi mô; Bảo hiểm Tiền gửi khu vực Tây Bắc bộ, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty Bảo hiểm NH Công thương.

Gần 2.000.000 khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; 467.209 tài khoản thanh toán. Tổng số có 1023 máy POS, 180 máy ATM. Trên địa bàn hiện nay đã lắp đặt được 09 máy gửi, rút tiền tự động (Autobank); đặc biệt Chi nhánh NH Nam Á đã lắp đặt Hệ sinh thái số Onebank; các NH đã triển khai phát hành thẻ chip nội địa để thay thế cho thẻ từ nhằm thuận tiện và nâng cao tính an toàn cho người sử dụng.

Phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tỉnh, các NHTM tăng cường phát hành thẻ cho người hưởng lương hưu và bảo hiểm xã hội; chỉ đạo mở tài khoản thực hiện thanh toán trực tuyến trên hệ thống điện tử tích hợp cổng dịch vụ công, đến nay 100% các đơn vị đã có tài khoản ngân hàng để thực hiện.

Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ - Phạm Trường Giang cho biết, để đạt được những kết quả như trên, ngành ngân hàng tỉnh Phú Thọ đã triển khai rất nhiều giải pháp như tập trung vào tìm các giải pháp để mở rộng độ bao phủ của các điểm cung ứng dịch vụ tài chính; Phát triển đa dạng các sản phẩm các dịch vụ tài chính cơ bản và hướng đến đối tượng mục tiêu của Tài chính toàn diện của Chính phủ; Tập trung phát triển các giao dịch qua các kênh bằng thiết bị hiện đại như internet banking cũng như các công cụ hỗ trợ khác; Chủ động phối hợp để làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.

z4221154363162_922c09e12d44d63c5bbca5088d450dfa.jpg

Ông Phạm Trường Giang, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Và một điểm nữa, đặc biệt quan trọng là đảm bảo công khai các quy trình, xử lý các khiếu nại, tranh chấp diễn ra trong quá trình triển khai thực hiện. Đặc biệt, ngành ngân hàng tỉnh Phú Thọ còn đẩy mạnh các trung tâm chăm sóc khách hàng và đây cũng là công tác sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới.

“Chúng tôi chỉ đạo thời gian tới phải thực hiện tốt các trung tâm khách hàng. Đây chính là nơi nắm bắt xử lý thông tin 2 chiều từ dưới lên và trên xuống. Để cho chiến lược phát triển tài chính quốc gia của chúng ta thời gian tới sẽ tốt hơn. Chúng tôi cho rằng đây cũng chính là góp phần thực hiện tốt chính sách Tài chính toàn diện quốc gia và đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng trên địa bàn phát triển an toàn, hiệu quả, cũng chính là góp phần xây dựng quê hương đất Tổ ngày càng giàu đẹp, văn minh trong thời gian tới”.

Với vai trò quản lý nhà nước, NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục chú trọng thực hiện thanh tra, giám sát nhằm bảo đảm an toàn hoạt động đúng quy định pháp luật, củng cố vững chắc hệ thống tài chính, ngân hàng trên địa bàn tỉnh phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Cận cảnh cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo trước ngày thông xe
VOVLIVE - 7h ngày 26/4, cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo qua các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ thông xe để phục vụ nhu cầu đi lại trong dịp nghỉ lễ.
Mới nhất