COVID-19 tái bùng phát ở 110 nước, WHO kêu gọi người dân đi tiêm phòng

02/07/2022, 15:20

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lo ngại về một viễn cảnh xấu khi số ca mắc COVID-19 gia tăng trở lại ở 110 quốc gia trên thế giới.

Sân bay các nước trên thế giới đang kẹt cứng người dân đổ xô du lịch hè; các lễ hội sôi động trên khắp mọi nơi; lễ hành hương của người Hồi giáo đến thánh địa Mecca và Madina tại Saudi Arabia năm nay cũng vậy, với đông đảo tín đồ tham gia như trước khi đại dịch xảy ra.

“Sau hơn 2 năm, chúng tôi mới được quay trở lại đây. Chúng tôi cảm ơn nhà chức trách vì sự hiếu khách và tạo điều kiện cho chúng tôi tham dự lễ hành hương”.

“Tôi cảm thấy thật hạnh phúc. COVID19 đã ngăn cản chúng tôi hành hương và giờ mọi thứ đã qua nên chúng tôi đã được quay trở lại đây”.

COVID-19 tái bùng phát ở 110 nước, WHO kêu gọi người dân đi tiêm phòng - 1

(Ảnh minh họa: Reuters)

Chính phủ Nga hôm qua (1/7) đã ra thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang. Cùng ngày, chính phủ Italy cũng bỏ quy định đeo khẩu trang tại nơi làm việc. Khi dịch COVID-19 trong tầm kiểm soát, chính phủ Australia vừa quyết định chấm dứt chương trình trợ cấp cho những người phải nghỉ làm vì mắc bệnh, dù vẫn duy trì quy định cách ly.

Tuy nhiên, khi đưa ra những quy định gỡ bỏ hạn chế phòng dịch, nhiều nước cũng sẽ phải đối mặt những làn sóng dịch bệnh mới. Giới chuyên gia Nhật Bản hôm qua bày tỏ quan ngại về nguy cơ bùng phát mới ngay trong mùa Hè này. Trong bản báo cáo mới nhất của WHO, số ca mắc COVID-19 toàn cầu tuần qua thực tế vẫn tăng 20% so với tuần trước. Nếu xét theo khu vực, Trung Đông là nơi chứng kiến mức tăng số ca nhiễm theo tuần cao nhất (47%), tiếp đến là châu Âu và Đông Nam Á (32%) và châu Mỹ (14%).

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Về tình hình COVID-19, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang khiến dịch bùng phát ở nhiều nơi. Các ca bệnh đang gia tăng ở 110 quốc gia, khiến tổng số ca toàn cầu tăng 20% ​​và tử vong đã tăng ở ba trong sáu khu vực của WHO.

Đại dịch này đang thay đổi nhưng chưa kết thúc. Chúng ta đã đạt được tiến bộ trong cuộc chiến nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Khả năng của chúng ta theo dõi virus đang bị đe dọa vì các báo cáo về trình tự gen đang giảm, có nghĩa là việc theo dõi Omicron và phân tích các biến thể mới xuất hiện trong tương lai ngày càng trở nên khó khăn hơn”.

Tổng giám đốc WHO tiếp tục kêu gọi các nước ưu tiên tiêm phòng vaccine COVID-19 cho những nhóm rủi ro cao, thúc đẩy các mũi tiêm tăng cường, nhằm phục hồi khả năng miễn dịch cao hơn do bị suy giảm theo thời gian.

Nhiều nước như Hàn Quốc và Indonesia vẫn duy trì việc phát triển vaccine COVID-19 nội địa để phục vụ cho công tác chống dịch lâu dài. Nhiều nước tại châu Âu cũng đang lên các kế hoạch ứng phó cụ thể một khi xuất hiện các đợt bùng phát lớn, với những biến thế mới có thể nguy hiểm hơn.

Đình Nam(VOV1)
Bài liên quan
Biến thể NB.1.8.1 gây đau họng như “dao cứa" ở bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ
Biến thể NB.1.8.1 của COVID-19 ở Mỹ có thể gây ra chứng đau họng nghiêm trọng ở một số người mắc bệnh, được ví như "có lưỡi dao cứa trong cổ" mỗi khi nuốt.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát mô hình chính quyền hai cấp tại TP. Hồ Chí Minh
VOVLIVE - Chiều nay (29/6), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp đi khảo sát thực tế mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại phường Xuân Hòa và xã Tân Vĩnh Lộc, trước thềm vận hành phường, xã mới. Cùng đi với Tổng Bí thư có Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.
  • Xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt 94,7%
    VOVLIVE - Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo tại Phiên họp thứ năm của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho biết: Cả nước đã có 38/63 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng, tăng 23 địa phương so với Phiên họp thứ tư.
  • Trung Quốc ứng phó lũ khẩn cấp: 40.000 người sơ tán, 13 sông vượt mức báo động
    VOVLIVE - Trung Quốc ứng phó khẩn cấp lũ lụt ở Quý Châu khiến hơn 40.000 người dân phải sơ tán, mực nước nhiều sông lên mức báo động.
  • Kỳ thi THPT 2025: Đổi mới giáo dục nhưng cần cân đối giữa dạy - học - thi
    VOVLIVE - Kỳ thi năm nay đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, khi hơn 1 triệu thí sinh lần đầu dự thi theo Chương trình GDPT 2018. Đề thi được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực. Tuy vậy, sau kỳ thi cũng đặt ra những bài toán về sự đồng bộ giữa đổi mới thi cử với điều kiện dạy - học và yêu cầu bảo đảm công bằng trong xét tuyển.
Mới nhất