Công bố 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2023.

Vân Anh/VOV.VN | 25/12/2023, 23:31

Chiều 25/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam tổ chức công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện KH&CN tiêu biểu năm 2023.

Việc công bố các sự kiện tiêu biểu khoa học và công nghệ Việt Nam là hoạt động thường niên. Các sự kiện được bình chọn trên các lĩnh vực: cơ chế chính sách; khoa học tự nhiên; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học ứng dụng; tôn vinh các nhà khoa học; hợp tác quốc tế. Hoạt động này có sự phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, cùng nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Dưới đây là 10 sự kiện KH&CN tiêu biểu năm 2023:

1. Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 45-/NQTW “Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới” (ngày 24/11/2023).

2. Ngày 24/11/2023, tại Hà Nội, Bộ KH&CN và UBND TP Hà Nội tổ chức lễ bàn giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về thuộc quyền quản lý của UBND TP Hà Nội. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là dự án quan trọng được Chính phủ giao cho Bộ KH&CN triển khai thực hiện và quản lý nhằm nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia. Đây là khu công nghệ cao đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ năm 1998.

3. Trong năm 2023, nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ thông tin (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phát triển thành công một hệ thống dịch thuật lấy tiếng Việt làm trung tâm, có khả năng dịch thuật hai chiều giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ nghèo tài nguyên của khu vực Đông Nam Á với chất lượng tương đương với các sản phẩm thương mại nổi tiếng trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã có khả năng dịch hai chiều giữa các cặp ngôn ngữ bao gồm Việt - Lào, Việt - Khmer, Việt - Thái, Việt - Malaysia và Việt - Indonesia.

4. Cuối tháng 11/2023, Viện Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam) đã công bố “Nghiên cứu giải mã và phục dựng hình ảnh 3D thành công kiến trúc cung điện Kính Thiên thời Lê Sơ”. Nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc điện Kính Thiên, tòa chính điện quan trọng nhất trong Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ, là chương trình nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, công phu của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Kinh thành, được thực hiện trong suốt hơn 3 năm (2020-2023), trên cơ sở các nguồn tư liệu tin cậy của khảo cổ học.

5. Tiếp thu và kế thừa những thành tựu KH&CN tiên tiến trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, trong năm 2023, Viện Kỹ thuật nhiệt đới (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) phát triển thành công công nghệ sơn phản xạ nhiệt mặt trời. Hiện tại, Viện Kỹ thuật nhiệt đới đã hoàn toàn làm chủ công nghệ chế tạo các phụ gia phản xạ nhiệt trên cơ sở vật liệu kích thước nano và ứng dụng chúng trong chế tạo sơn phản xạ nhiệt mặt trời hiệu quả cao.

Sản phẩm sơn phản xạ nhiệt mặt trời do viện chế tạo đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của nước ngoài và tương đương các sản phẩm nhập ngoại nhưng có hiệu quả kinh tế cao hơn đã được áp dụng tại các công trình dân dụng và quốc phòng (mái nhà xây dựng, bồn bể chứa xăng dầu, tàu cá...).

6. Năm 2023, cả nước đã có thêm nhiều ca ghép tạng thành công trong đó có các ca được đánh giá là lịch sử, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về ghép tạng của khu vực Đông Nam Á, châu Á.

Đặc biệt là ca ghép đa tạng tim - thận do tập thể thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức thực hiện giữa tháng 2-2023; ca ghép tạng xuyên Việt cuối tháng 2-2023 do Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội) phối hợp thực hiện thành công.

7. Hệ thống công nghệ lọc nước nhiễm phèn và nhiễm mặn đã được Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) và Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) cùng nghiên cứu từ năm 2021, trải qua nhiều quá trình thử nghiệm trên nhiều vùng nhiễm mặn và nhiễm phèn khác nhau, đến tháng 9/2023, Viện Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) đã tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ để xử lý nước nhiễm phèn, nhiễm mặn tại đồng bằng sông Cửu Long. Sau tỉnh Đồng Tháp, dự kiến trong 2024, các hệ thống cấp nước này sẽ được lắp đặt tại tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

8. Tháng 11/2023, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech, thuộc Tập đoàn Viettel) công bố triển khai thành công trạm 5G đầu tiên trên mạng lưới sử dụng công nghệ chip ASIC hỗ trợ chuẩn mở Open RAN cho thiết bị vô tuyến 5G của Qualcomm. Viettel là đối tác đầu tiên trên thế giới triển khai sản phẩm Qualcomm vào mạng lưới với người dùng thực, tải dữ liệu thực. Đây là bước đột phá lớn không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn với thế giới. Kết quả này sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình thương mại hóa mạng 5G tại Việt Nam và thị trường quốc tế bằng một phần thiết bị 5G trong nước sản xuất vào năm 2024.

9. Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới, đã công bố xếp hạng Best Rising Stars of Science in the World 2023 Ranking - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới 2023.

Trong số 7 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có tên, 5 người trong nước và 2 người nước ngoài, gồm: GS-TS Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 2 thế giới); TS Trần Nguyễn Hải (trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 603), TS Thái Hoàng Chiến (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp hạng 621), TS Phùng Văn Phúc (Đại học Công nghệ TP.HCM, xếp hạng 762) và TS Hoàng Nhật Đức (Trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 968).

10. Ngày 28-10, cơ sở hoạt động mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ KH&ĐT được khánh thành và đi vào hoạt động tại Khu CNC Hòa Lạc (Hà Nội). Việc khánh thành NIC cơ sở Hòa Lạc và đưa cơ sở này đi vào hoạt động chính là nỗ lực của Bộ KH-ĐT quyết tâm đưa NIC trở thành hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc khánh thành cơ sở hoạt động mới, NIC đã tổ chức Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2203), cùng một loạt hội thảo khoa học liên quan…

Bài liên quan
Hôm nay 6/5, HLV Kim Sang Sik chính thức ra mắt ĐT Việt Nam
Hôm nay 6/5, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ tổ chức lễ ký hợp đồng và công bố HLV trưởng ĐT Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024
    Để giải quyết bài toán về tỷ giá, theo các chuyên gia kinh tế, NHNN phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giả. Trong trường hợp nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp vẫn lớn nhưng tỷ giá đã hạ nhiệt thì rủi ro mất giá của đồng VND sẽ không còn lớn.
  • Điện Biên: Du khách đội mưa nườm nượp thăm đồi A1
    Dù mưa suốt sáng 6/5 tại Điện Biên song du khách tới thăm khu di tích đồi A1 nườm nượp. Thời tiết này giúp khách thăm quan phần nào cảm nhận được những ngày "khoét núi - ngủ hầm - mưa dầm - cơm vắt" của các thế hệ cha anh.
  • Hạn chế thanh toán tiền mặt khi mua bán vàng: Đề phòng rủi ro, chống rửa tiền
    Trước đề xuất về hạn chế thanh toán tiền mặt đối với mua bán vàng miếng, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng sẽ sàng lọc, đặc biệt giúp cho hoạt động phòng chống rửa tiền tốt hơn.
Mới nhất