Uống “nước vui” trong tiệc sinh nhật, một nữ sinh suy hô hấp phải thở máy

Kim Dung/VOV-TP.HCM | 28/02/2024, 19:42

Khoa Hồi sức tích cực chống độc (ICU), Bệnh viện Thống Nhất vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 trường hợp sử dụng chất kích thích từ việc đi “bia ôm” và dùng “nước vui” dẫn đến biến chứng nặng.

Cả 2 bệnh nhân đều nhập viện cấp cứu trong tối 27/2. Trường hợp thứ nhất là người đàn ông 50 tuổi ngụ quận Tân Bình, TP.HCM.

Theo lời kể của bệnh nhân, sau cuộc nhậu, vài người bạn rủ đi “bia ôm”, ông bị ép uống thuốc kích thích. Sau khi trở về, bệnh nhân trở nên lừ đừ, được người thân đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc chất Amphetamin trong thuốc lắc, được điều trị tích cực, bù nước, thở oxy, theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Đến sáng nay, người bệnh được xuất viện.

Bệnh nhân thứ 2 là nữ sinh viên 23 tuổi, ngụ quận Tân Phú. Trong bữa tiệc sinh nhật, nhóm bạn rủ nhau uống “nước vui” để tăng cảm giác vui vẻ, sảng khoái. 2 giờ sau, cô gái bị suy hô hấp nặng và hôn mê, được đưa vào nhập viện.

Các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất nhanh chóng đặt ống nội khí quản và cho cô gái thở máy. Đến hôm nay, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, được rút ống nội khí quản. Qua xét nghiệm cho thấy “nước vui” có chất kích thích Amphetamin, Methamphetamin và Ketamin.

BS.CKII Hoàng Ngọc Ánh, Phó khoa ICU, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, các bệnh nhân sử dụng chất kích thích đều được điều trị bằng cách nâng đỡ thể trạng, điều trị triệu chứng, vì không có chất đối kháng đặc hiệu. Do đó, nếu nhập viện muộn sẽ rất nguy hiểm.

Mỗi năm Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận trung bình 5-7 ca phải cấp cứu sau khi sử dụng các chất như ma túy, thuốc lắc. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên đơn vị điều trị một trường hợp uống “nước vui”.

Theo BS Ánh, bản chất thành phần “nước vui” đều tương tự như các chất kích thích và gây nghiện. Vì vậy người dân không được thử dùng chất kích thích hay “nước cười”, gây nghiện, nguy hiểm đến tính mạng.

“Thậm chí nếu nặng hơn thì có thể bệnh nhân bị co giật, kích động. Mức độ nặng hơn nữa thì sẽ tổn thương đa cơ quan, có thể suy thận, nhồi máu cơ tim, có thể là đột quỵ não. Vì chất Amphetamin vào khiến co thắt các mạch máu, đặc biệt là mạch máu não. Nó có thể gây nên đột quỵ não, hoặc là có thể gây nên nhồi máu cơ tim do co thắt mạch vành”, BS Ánh nói.

Bài liên quan
Ngăn chặn ma túy "núp bóng" thực phẩm ở Quảng Ninh
Trước thực trạng ngày càng nhiều loại thực phẩm chứa chất ma túy, ma túy "núp bóng" thuốc lá điện tử trên địa bàn, lực lượng công an tại Quảng Ninh đang tăng cường triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và triệt phá.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024
    Để giải quyết bài toán về tỷ giá, theo các chuyên gia kinh tế, NHNN phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giả. Trong trường hợp nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp vẫn lớn nhưng tỷ giá đã hạ nhiệt thì rủi ro mất giá của đồng VND sẽ không còn lớn.
  • Điện Biên: Du khách đội mưa nườm nượp thăm đồi A1
    Dù mưa suốt sáng 6/5 tại Điện Biên song du khách tới thăm khu di tích đồi A1 nườm nượp. Thời tiết này giúp khách thăm quan phần nào cảm nhận được những ngày "khoét núi - ngủ hầm - mưa dầm - cơm vắt" của các thế hệ cha anh.
  • Hạn chế thanh toán tiền mặt khi mua bán vàng: Đề phòng rủi ro, chống rửa tiền
    Trước đề xuất về hạn chế thanh toán tiền mặt đối với mua bán vàng miếng, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng sẽ sàng lọc, đặc biệt giúp cho hoạt động phòng chống rửa tiền tốt hơn.
Mới nhất