Tạo dựng thương hiệu OCOP 4 sao từ cây dược liệu

Bình Minh | 28/06/2021, 16:32

VOVLIVE - Nhận thấy được tầm quan trọng của cây cà gai leo trong y học và nhu cầu sử dụng sản phẩm trà túi lọc tiện lợi ngày một tăng trong thói quen của người tiêu dùng, chàng kỹ sư nông nghiệp 8X Phan Trung Kiên đã tạo ra những sản phẩm sạch hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý

Nhận thấy cây cà gai leo rất tốt cho cộng đồng và ai cũng có thể trồng được. Với hi vọng mọi người có thể có thể chữa được các bệnh về gan bằng cây thảo dược tự trồng trong nước, anh Phan Trung Kiên đã thành lập nên Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long và xây dựng mô hình trồng cà gai leo ở 3 nơi là Hà Nội, Hòa Bình và Lạng Sơn. Anh Kiên cũng cho biết, hiện công ty là đơn vị trồng cà gai leo lớn - sạch nhất cả nước tính đến thời điểm hiện tại với hơn 20 hecta diện tích tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội và Hòa Bình, Lạng Sơn.

230829626_5972170742856708_5025837121001702057_n.jpg

Công ty tự sản xuất từ cây giống để đảm bảo có nguồn cây giống an toàn

Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được Y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của Gan. Ngày nay y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh cà gai leo là cây dược liệu tốt nhất cho gan mà con người biết đến, tính đến thời điểm hiện tại.

Đặc biệt, Công ty cũng đã tự sản xuất cây giống, đảm bảo nguồn gốc thảo dược sạch. Cây giống được gieo trên khay xốp, để tiện chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Khi thu hoạch phải cắt cách gốc 3-5cm, sau đó cây sẽ tự mọc lại. Toàn bộ phần cây trên mặt đất, đều có thể dùng làm thuốc, tuy nhiên, quả là nơi có dược tính nhiều nhất.

img_1555(2).jpg

Quy trình thu hái, chế biến được giám sát chặt chẽ

Xây dựng thương hiệu OCOP 4 sao

Sản phẩm trà túi lọc Cà gai leo không phải là sản phẩm mới trên thị trường, tuy nhiên bằng tâm huyết của mình, Phan Trung Kiên và các cộng sự đã nghiên cứu qui trình trồng và sản xuất để tạo nên hương vị khác biệt thơm ngon, thanh mát phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng; đặc biệt sản phẩm không sử dụng hóa chất và đường kính, được người tiêu dùng tin dùng.

img_1620.jpg

Anh Kiên cùng các công nhân đóng gói sản phẩm Cà gai leo SaDu

Qua 5 năm, thương hiệu Cà gai leo SaDu đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sản phẩm cà gai leo đã mang lại sản lượng 40 tấn tươi/tháng, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng/ tháng. Sự phát triển của thương hiệu này đã tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng từ 20 – 50 hộ gia đình. Mức lương tùy theo vào công việc, vị trí việc làm, dao động từ 5 đến 15 triệu đồng/người/ tháng.

Năm 2018, Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long đã được chứng nhận bản quyền, được người tiêu dùng đánh giá cao và có mặt trên hệ thống phân phối sản phẩm gần 30 đại lý trên phạm vi cả nước.

tra-tui-loc-ca-gai-leo-sadu(4).jpg

Trà túi lọc Cà gai leo SaDu được thị trường đánh giá cao

Đặc biệt, ngoài sản phẩm trà túi lọc Cà gai leo SaDu, Công ty phát triển thêm nhiều loại trà thảo dược để đa dạng thêm sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng, nhiều sản phẩm đã đạt chứng nhận Ocop 4 sao như: Trà túi lọc Cà gai leo SaDu, trà túi lọc Hoàn Ngọc SaDu, trà túi lọc Mật gấu dây thìa canh SaDu

Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo giúp giải rượu, tiêu độc, mát gan. Dùng rễ và thân cà gai leo chữa bệnh gan, giúp gan khoẻ, chống mẩn ngứa, ngoài ra còn thanh lọc, giải độc cơ thể rất tốt.

Trong y học hiện đại, cà gai leo cũng đã được khẳng định ở nhiều đề tài cấp quốc gia. Dự kiến, sắp tới, Công ty sẽ đưa sản phẩm trà túi lọc SaDu xuất khẩu.

anh-3.-kien(1).jpg

Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long trao quà đến cán bộ y, bác sỹ tuyến đầu chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

“Năm 2021, do dịch Covid-19, Công ty không tham gia được các chương trình giới thiệu sản phẩm, hoặc bán hàng trong các hội chợ, hội nghị, làm ảnh hưởng đến doanh thu không nhỏ.

Song, do chất lượng sản phẩm tốt, nên người tiêu dùng vẫn được lựa chọn, giúp Công ty có thể tồn tại trong thời gian dịch bệnh. Đây cũng là định hướng của chúng tôi, phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, để khách hàng luôn nhớ đến mình và sử dụng lâu dài.

Mục tiêu sắp tới của SaDu là, tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường” - anh Kiên cho biết thêm.

OCOP Hà Nội ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid-19

Trao đổi với chúng tôi, Chánh văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí, cho biết: “Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, với 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 305 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống, chiếm khoảng 60% tổng số làng nghề của cả nước. Các làng nghề đa dạng loại hình và phong phú về sản phẩm, được phát triển theo nhiều nhóm nghề khác nhau như: Chế biến lâm sản, nông sản, sơn mài, khảm trai, mây tre, giang đan, thêu ren, cơ khí, kim khí, điêu khắc, may mặc, sinh vật cảnh...

Hiện Hà Nội có khoảng 7.200 sản phẩm, tương thích với 6 nhóm ngành hàng Chương trình OCOP, bao gồm: 2.881 sản phẩm thực phẩm (39,9%); 2.417 sản phẩm lưu niệm - nội thất - trang trí (33,5%); 1.396 sản phẩm vải và may mặc (19,3%)...Để thực hiện tốt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, mới đây Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới thành phố xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Hà Nội. Mục tiêu của chương trình này là tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có; Đồng thời củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp, triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch...

Theo đó, đã có 10 chủ thể tham gia, đây cũng là chương trình đầu tiên tại Việt Nam, có ý nghĩa tích cực đối với các chủ thể OCOP Hà Nội. Nhất là trong bối cảnh thiếu đầu ra do dịch bệnh Covid-19. Tại sự kiện, các chủ thể đã cam kết dành tối thiểu 10% doanh thu bán hàng, để ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid-19".

Bài liên quan
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất