Nhiều nhiệm kỳ qua, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều Nghị quyết về phát triển vùng miền núi phía Tây, trong đó nhiều nhóm giải pháp căn cơ đã đi vào thực tiễn giúp người dân miền núi từng bước xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.

Một trong số những chủ trương đã đi vào thực tiễn, có kết quả rõ nét nhất đó là phát triển dược liệu dưới tán rừng, đặc biệt là phát triển cây sâm Ngọc Linh, loài dược liệu được xem là Quốc bảo của Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2020-2025 đặt mục tiêu phát triển dược liệu là một trong nhóm giải pháp căn cơ để phát triển kinh tế khu vực miền núi phía Tây Quảng Nam. Trọng tâm nhất là phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2020-2025 đặt mục tiêu phát triển dược liệu là một trong nhóm giải pháp căn cơ để phát triển kinh tế khu vực miền núi phía Tây Quảng Nam. Trọng tâm nhất là phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Mới đây, tỉnh Quảng Nam đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng và phê duyệt "Chương trình Quốc gia phát triển Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến 2045". Trong đó, đặt mục tiêu phát triển cây Sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn 2025-2030, ngang tầm với ngành sản xuất Sâm Hàn Quốc.

4.jpg

Năm năm trước, để đến được các thôn, nóc xa xôi của xã Trà Linh, huyện vùng cao Nam Trà My, phải đi bộ mất một ngày đường. Nay đã có tuyến đường giao thông kiên cố đến tận từng nóc.

Từ đây, bộ mặt những bản làng vùng cao Trà Linh như khoác lên mình một diện mạo mới. Những ngôi nhà xây kiên cố có giá trị hàng tỷ đồng đã mọc lên ngày càng nhiều.

Cây sâm Ngọc Linh, còn được gọi với các tên sâm K5, Sâm đốt trúc… Nguời Xê Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vẫn thường gọi bằng cái tên thân thuộc là cây thuốc giấu.

6.jpg

Anh Nguyễn Văn Dũng, thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết, loài dược liệu quý hiếm này đã gắn bó với nhiều thế hệ người Xê Đăng, nhưng hơn 20 năm trước, ít người dân miền núi nào nghĩ rằng họ sẽ thực sự được đổi đời từ sâm Ngọc Linh.

Anh Nguyễn Văn Dũng và rất nhiều hộ dân tại xã Trà Linh giờ đã mua sắm ô tô, xây nhà cao tầng.

“Nhờ cây sâm mới xóa cái đói, cái nghèo và đời sống, tập tục lạc hậu để bước sang một trang mới. Trước đây, nói đến Trà Linh, Nam Trà My là người ta nghĩ đến một nơi nghèo khó nhất của Việt Nam, nay thì đã khác, nhiều người đã thoát nghèo và vùng đất này giờ đã có rất nhiều tỷ phú” – anh Nguyễn Văn Dũng, thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My chia sẻ.

Huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, từng là một trong số huyện nghèo nhất của cả nước, ở thời điểm năm 2003. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của Nam Trà My đã giảm xuống còn hơn 31%. Đó là nhờ vào cây sâm Ngọc Linh.

vovlive-dai-hoi-dang-sam-ngoc-linh-4.jpg

Nếu như năm 2014, toàn huyện Nam Trà My chỉ có 150 ha trồng sâm Ngọc Linh, thì nay đã tăng lên hơn 1600 ha. Diện tích trồng sâm tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể, trong 5 năm qua, huyện Nam Trà My có hơn 2.300 hộ thoát nghèo bền vững.

Ông Hồ Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, khuyến khích và hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh được địa phương xác định làm giải pháp then chốt trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong những năm qua.

“Vận động người dân tham gia xây dựng Nông thôn mới rồi xây dựng khu dân cư, đường giao thông nông thôn tại các điểm làng, thôn nóc. Hiện nay, hộ nghèo trên địa bàn xã Trà Linh còn 27,51%. Đây là một kết quả rất đáng mừng về việc phát triển kinh tế” - Ông Hồ Văn Thể chia sẻ.

3.jpg

Những năm qua, trạm dược liệu tỉnh Quảng Nam và trạm dược liệu của huyện Nam Trà My tiến hành hỗ trợ, cấp phát cây sâm giống để bà con 7 xã vùng cao phát triển diện tích trồng sâm Ngọc Linh.

Người dân huyện vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã được cung ứng hơn 20 ngàn cây sâm con. Cấp sâm con cho người dân cũng là cách tăng diện tích trồng sâm theo Đề án Sâm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

vovlive-dai-hoi-dang-sam-ngoc-linh-5.jpg

Ông Đinh Ngọc Thắng, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho biết: “Nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, cấp cây giống để nhân rộng mô hình trồng sâm Ngọc Linh chứ nếu tự người dân đi mua giống thì rất khó. Có nghị quyết này bà con rất là hưởng ứng, mong rằng nghị quyết này kéo dài để bảo tồn cây sâm Ngọc Linh”.

8.jpg

Theo giá nhà nước, mỗi cây sâm Ngọc Linh một năm tuổi có giá 220 ngàn đồng. Tuy nhiên, theo chính sách hỗ trợ nông dân trồng sâm của tỉnh Quảng Nam, bà con địa phương được giảm 80% tiền mua cây giống.

Theo ông Trần Út, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, để tiếp tục phát triển diện tích trồng sâm Ngọc Linh trong những năm tới, Quảng Nam đã tập trung nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen quý hiếm và phát triển cây sâm giống.

“Chúng tôi đã nghiên cứu để thực hiện quy trình nhân giống đạt hiệu quả cao nhất. Đến bây giờ, chúng tôi có thể làm chủ được việc sản xuất cây giống, cho ra cây giống đạt tỷ lệ cao, đảm bảo sức khỏe cây giống. Cây sâm giống gốc trong vườn có khả năng sinh hạt, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt hơn qua từng năm” - Ông Trần Út cho biết thêm.

“ Đến bây giờ, chúng tôi có thể làm chủ được việc sản xuất cây giống, cho ra cây giống đạt tỷ lệ cao, đảm bảo sức khỏe cây giống. Cây sâm giống gốc trong vườn có khả năng sinh hạt, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt hơn qua từng năm.” 

Ông Trần Út, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam

2(1).jpg

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam có hàng chục hộ gia đình ở đồng bằng liên kết với các hộ đồng bào Xê Đăng ở Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang… để phát triển sâm Ngọc Linh.

Bên cạnh đó, Quảng Nam đang cho thuê môi trường rừng để trồng sâm theo Nghị quyết 42 của HĐND tỉnh đối với 16 tổ chức, doanh nghiệp. Địa phương cũng đã phê duyệt hồ sơ thuê môi trường rừng cho 31 nhóm hộ với 471 hộ gia đình tại 6 xã với diện tích 435,4 ha để trồng sâm Ngọc Linh.

Cùng với việc mở rộng diện tích, tăng giá trị kinh tế từ cây sâm, nhiều doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên. Công ty Cổ phần Sâm Việt Linh là một trong 16 đơn vị được tỉnh Quảng Nam có quyết định cho thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh.

vovlive-dai-hoi-dang-sam-ngoc-linh-3.jpg

Doanh nghiệp này trồng sâm ở khoảnh 7, tiểu khu 886 thuộc xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Hiện nay, vườn sâm của công ty có gần 7.000 cây từ 1 đến 5 tuổi và có khoảng 600 cây từ 7 năm đến 15 năm tuổi.

Mỗi năm, vườn sâm này có khả năng cho khoảng 7.000 hạt giống. Ông Nguyễn Đức Ánh, Giám đốc Công ty Cổ phần sâm Việt Linh, Quảng Nam chia sẻ, cùng với giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động địa phương, hằng năm tùy vào mùa chăm sóc, thu hoạch hạt sâm Ngọc Linh, công ty hợp đồng với hàng chục lao động là người Xê Đăng, góp phần cải thiện đời sống cho người dân vùng miền núi Trà Linh, huyện Nam Trà My.



Đối với người dân miền núi Quảng Nam, cây sâm là người bạn thân thuộc, là tài sản vô giá mà chúng tôi nâng niu, gìn giữ nguồn gien giống quý.

Ông Nguyễn Đức Ánh, Giám đốc Công ty Cổ phần sâm Việt Linh

“Tôi đã biết đến sâm Ngọc Linh hơn 10 năm rồi và đã trồng sâm 5 năm trở lại đây. Đối với tôi thì cây sâm Ngọc Linh không chỉ là một sản phẩm kinh doanh mà còn mang nhiều giá trị hơn thế. Đối với người dân miền núi Quảng Nam, cây sâm là người bạn thân thuộc, là tài sản vô giá mà chúng tôi nâng niu, gìn giữ nguồn gien giống quý. Những củ cây sâm Ngọc Linh do chính người dân miền núi trồng, chăm sóc dưới tán rừng nguyên sinh giờ đây được chúng tôi chế biến sâu thành những sản phẩm có giá trị ra thị trường. Tôi tin rằng nếu mọi doanh nghiệp đều hiểu được giá trị của cây sâm Ngọc Linh, có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn thì chắc chắn trong tương lai không xa sâm Ngọc Linh sẽ vươn xa trên thị trường trong nước và thế giới”, ông Nguyễn Đức Ánh, Giám đốc Công ty Cổ phần sâm Việt Linh cho biết thêm.

12.jpg

        Hai giá trị cốt lõi của phát triển cây sâm Ngọc Linh đó là loài dược liệu quý hiếm này chỉ có thể phát triển dưới tán rừng nguyên sinh nên muốn phát triển sâm Ngọc Linh thì phải giữ bằng được những cánh rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh. Ngoài ra, từ thực tiễn tại Quảng Nam đã chứng minh rằng phát triển dược liệu là giải pháp bền vững, căn cơ nhất để người dân miền núi giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Theo ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, tỉnh đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng và phê duyệt "Chương trình Quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến 2045". Ông Phan Việt Cường cho biết, Quảng Nam đang đặt mục tiêu phát triển cây Sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn 2025-2030, ngang tầm với ngành sản xuất sâm Hàn Quốc.

“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp để đầu tư bài bản hơn để phát triển cây sâm Ngọc Linh. Chúng ta sẽ chế biến từ cây sâm Ngọc Linh ra các sản phẩm để nâng cao giá trị của cây sâm chứ không chỉ dừng lại ở sản phẩm thô như hiện nay. Phải đầu tư chế biến sâu để tăng thêm giá trị của cây sâm”, ông Phan Việt Cường cho biết.

Quảng Nam đang đặt mục tiêu phát triển cây Sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn 2025-2030, ngang tầm với ngành sản xuất sâm Hàn Quốc.

Với những lợi thế có sẵn, sự ưu đãi của thiên nhiên, tỉnh Quảng Nam có tiềm năng rất lớn để đưa cây sâm Ngọc Linh lên một tầm cao mới, đúng với giá trị to lớn của loài dược liệu được xem là Quốc bảo của Việt Nam. Địa phương này đang vạch ra lộ trình để phát triển sâm Ngọc Linh trở thành loại cây không chỉ giúp thoát nghèo bền vững, góp phần bảo vệ rừng nguyên sinh mà còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới.

Bài liên quan
Bản làng hồi sinh sau lũ dữ
VOVLIVE - Những mầm xanh đã vươn mình mạnh mẽ trên đồng đất vùng lũ; những trường học hư hỏng, ngập tràn bùn đất giờ rộn rã tiếng học sinh nô đùa và trong câu chuyện của những gia đình phải dựng lại nhà cửa, tái định cư tại nơi ở mới lấp lánh niềm hy vọng và khát vọng hồi sinh.

(0) Bình luận
Nghe
1x
1.5x
2x
  • vov1
  • VOV GIAO THONG HA NOI
  • VOV GIAO THONG HCM
  • vov2
  • vov3
  • vov4
  • vov5
  • vov6
  • vovtv
  • vtc1
Nổi bật VOVLIVE
Tôn vinh những điển hình tiên tiến cống hiến hết mình dựng xây đất nước
VOVLIVE - Ngày 21/11, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Truyền thông, thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Mỗi tấm gương một khát vọng cống hiến”.
Mới nhất