Lễ hội Áo dài góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

19/10/2023, 22:49

Từ ngày 27-29/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận sẽ diễn ra Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội lần thứ 2 năm 2023 với chủ đề “Khám phá nét son Hà Nội”. Chương trình được kỳ vọng sẽ mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 hướng tới mục tiêu phát triển và quảng bá du lịch Hà Nội gắn liền với quảng bá du lịch Việt Nam; tiếp tục góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực khác cùng phục hồi và phát triển; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam làm nguồn sáng tạo, là sản phẩm của các loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn và hiệu quả; tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang áo dài.

le hoi Ao dai gop phan thuc day phat trien cong nghiep van hoa hinh anh 1

Đạo diễn Đặng Lê Minh Trí, cố vấn nghệ thuật của chương trình chia sẻ mong muốn hình tượng áo dài trở thành một "đại sứ du lịch" cho Hà Nội trong chương trình lần này. Bởi từ áo dài cách tân những năm 30, đến tà áo dài ngày độc lập, tiếp đó là thời khắc giải phóng thủ đô, rồi thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại của kẻ thù, đến ngày thống nhất đất nước. Những năm tháng đổi mới sau này, tà áo dài đã trở thành một hình ảnh đẹp của phụ nữ mọi lứa tuổi. Đồng thời, Hà Nội cũng là nơi hội tụ muôn màu của áo dài từ mọi miền đổ về thủ đô trong những dịp trọng đại.

“Việc mang áo dài kết nối du lịch với di sản Hà Nội là hướng đi đúng, bao hàm nhiều giá trị. Thực tế, đây cũng là một phần cảm hứng để ekip sáng tạo xây dựng nên chương trình lễ hội lần này.

Du lịch Hà Nội có nội lực, tiềm năng rất lớn nếu thực sự có hướng đi tạo sự thu hút, trong đó đưa áo dài kết nối với di sản riêng có. Tôi mong muốn lễ hội lần này sẽ là điểm khởi đầu tốt đẹp, tạo ấn tượng sâu sắc để mọi người khi nhớ về Hà Nội không chỉ bởi trầm tích lịch sử, văn hóa ngàn năm mà còn về những nét đẹp đã được tụ hội, trở thành dấu ấn khó phai như áo dài.

Ở góc độ trực quan, áo dài khi được đồng hành cùng các di sản khác của Hà Nội sẽ mang tác dụng tương hỗ, cùng tôn vinh làm nổi bật nhau, tạo nên những giá trị phái sinh độc lập mang ý nghĩa gắn kết giao hòa văn hóa”, đạo diễn Minh Trí chia sẻ.

Cũng theo đạo diễn Minh Trí, những sự kiện như lễ hội áo dài sẽ giúp người trẻ kế thừa và phát triển tình yêu quê hương đất nước, trong bối cảnh họ có nhiều niềm quan tâm khác mỗi ngày.

“Tôi nghĩ đây là một hoạt động rất ý nghĩa, hoàn toàn có thể truyền cảm hứng đến các bạn trẻ. Việc được mặc trên mình trang phục mang hồn cốt dân tộc là điều thực sự tự hào. Trong lễ hội lần này, chúng tôi cũng mời đến rất nhiều nhà thiết kế trẻ, bằng ngôn ngữ mang cá tính sáng tạo cá nhân giúp chiếc áo dài có thể thành cầu nối để tương tác giữa các thế hệ.

Ở một tầm ảnh hưởng phổ quát hơn, tôi muốn nhắc đến khái niệm “công nghiệp văn hóa”. Chúng ta đi từng bước để có được ngành công nghiệp này từ chính những hoạt động như lễ hội áo dài. Các hoạt động trẻ trung sôi nổi mang sắc màu thời đại sẽ gắn kết bạn trẻ để họ cùng nhau thúc đẩy tinh thần kế thừa và phát triển tình yêu quê hương đất nước thông qua nét đẹp văn hóa truyền thống”, đạo diễn Minh Trí nói.

Theo Ban tổ chức, điểm khác biệt và độc đáo nhất của Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 là con đường áo dài cộng đồng có chủ đề “Dạo bước hồ Gươm”. Trên con đường Đinh Tiên Hoàng in dấu thời gian, bên cạnh hồ Gươm thơ mộng, con đường áo dài cộng đồng tái hiện một phần giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời của Thủ đô như: những mô hình làng nghề, sen hồ Tây, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long, Ô Quan Chưởng... Đến đây, người dân và du khách sẽ cùng ôn lại lịch sử Thủ đô nghìn năm văn hiến và cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp và giá trị của tà áo dài.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024
    Để giải quyết bài toán về tỷ giá, theo các chuyên gia kinh tế, NHNN phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giả. Trong trường hợp nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp vẫn lớn nhưng tỷ giá đã hạ nhiệt thì rủi ro mất giá của đồng VND sẽ không còn lớn.
  • Điện Biên: Du khách đội mưa nườm nượp thăm đồi A1
    Dù mưa suốt sáng 6/5 tại Điện Biên song du khách tới thăm khu di tích đồi A1 nườm nượp. Thời tiết này giúp khách thăm quan phần nào cảm nhận được những ngày "khoét núi - ngủ hầm - mưa dầm - cơm vắt" của các thế hệ cha anh.
  • Hạn chế thanh toán tiền mặt khi mua bán vàng: Đề phòng rủi ro, chống rửa tiền
    Trước đề xuất về hạn chế thanh toán tiền mặt đối với mua bán vàng miếng, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng sẽ sàng lọc, đặc biệt giúp cho hoạt động phòng chống rửa tiền tốt hơn.
Mới nhất