Dự trữ quốc tế bị đóng băng, Taliban sẽ làm gì để cấp kinh phí cho chính phủ mới?

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo The Conversation | 10/09/2021, 11:34

Taliban đã công bố các nhân vật đầu tiên nằm trong bộ máy điều hành - bước đi quan trọng trong quá trình thành lập chính phủ mới ở Afghanistan sau khi Mỹ rút hoàn toàn quân đội ra khỏi nước này.

Tuy vậy, chính phủ mới của Taliban chắc chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn khi phải điều hành một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ và lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Afghanistan đã thay đổi rất nhiều

Vào những năm 1990, Afghanistan là một đất nước rất lạc hậu với dân số chưa đến 20 triệu người. Với nguồn ngân sách ít ỏi, chính phủ do Taliban thành lập chỉ đủ trả lương cho các quan chức chính phủ, chứ chưa nói đến đáp ứng nhu cầu hành chính và nhu cầu phát triển của toàn bộ đất nước.

Hiện giờ, Afghanistan đã thay đổi rõ rệt. Dân số đã tăng lên đáng kể và người dân ngày càng muốn được tiếp cận với các dịch vụ như chăm sóc y tế, giáo dục và các tiện ích cơ bản. Năm 2020, ngân sách phi quân sự của Afhganistan là 5,6 tỷ USD.

Kabul, từ một thành phố bị tàn phá nghiêm trọng bởi chiến tranh đã trở thành một thủ đô hiện đại với những tòa nhà cao tầng, các quán cà phê internet, nhà hàng và trường đại học mọc lên ngày càng nhiều. Hầu hết kinh phí dành cho phát triển và cơ sở hạ tầng do các quốc gia khác tài trợ kể từ năm 2001 – thời điểm Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Afghanistan. Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế đã chi trả khoảng 75% chi tiêu phi quân sự cho chính phủ Afghanistan. Ngoài ra, Washington cũng chi 5,8 tỷ USD cho phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng tại quốc gia này.

Trong những năm gần đây, doanh thu của chính phủ Afghanistan đã được dùng để chỉ trả một phần cho chi tiêu trong nước. Nguồn doanh thu đó đến từ việc thu thuế hải quan, thuế thu nhập, từ các dịch vụ như làm hộ chiếu, viễn thông, phí cầu đường và khai thác khoáng sản. Số tiền này đáng lẽ ra sẽ cao hơn nhiều nếu không xảy ra tình trạng tham nhũng tràn lan – điều mà một số chuyên gia cho là lý do chính dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ.

Nguồn thu của Taliban đến từ đâu?

Trong khi đó, Taliban cũng có những nguồn thu lớn để tài trợ cho lực lượng của họ khi giành quyền kiểm soát đất nước. Riêng trong năm tài chính 2019-2020, Taliban đã thu về 1,6 tỷ USD từ nhiều nguồn khác nhau.

Lực lượng này đã kiếm được 416 triệu USD trong năm đó từ việc bán thuốc phiện, hơn 400 triệu USD từ khai thác khoáng sản như quặng sắt, đá cẩm thạch và vàng, và 240 triệu USD từ các khoản đóng góp từ các nhóm và nhà tài trợ tư nhân.

Các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, nhiều quốc gia trong đó có Nga, Iran, Pakistan và Trung Quốc, đã hỗ trợ tài chính cho Taliban. Với những nguồn lực nói trên, Taliban có thể mua vũ khí và gia tăng sức mạnh quân sự sau khi Mỹ rút quân, nhanh chóng kiểm soát Afghanistan chỉ trong vài tuần.

Những thách thức của Afghanistan

Giành chiến thắng dễ dàng, nhưng Taliban lại đối mặt với nhiều thách thức lớn khi điều hành một đất nước đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Afghanistan hiện đang phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống của hơn 12 triệu người – chiếm 1/3 dân số. Tình trạng mất an ninh lương thực đã lên đến mức độ “khủng hoảng” hoặc “khẩn cấp”. Giá thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác tăng vọt, các ngân hàng đã bắt đầu mở cửa trở lại nhưng lượng tiền mặt rất hạn chế. Giống như nhiều quốc gia khác, nền kinh tế của Afghanistan đã bị tổn thương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhiều người lo ngại làn sóng dịch bệnh mới sẽ ập đến trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng giảm và các cơ sở y tế công cộng bị thiếu kinh phí trầm trọng.

Bên cạnh đó, Taliban cũng phải đối mặt những thách thức tài chính. Trong 20 năm qua, Mỹ và các quốc gia khác đã tài trợ cho phần lớn ngân sách phi quân sự của chính phủ Afghanistan. Sau khi chính phủ Afghanistan sụp đổ và Taliban chiếm quyền điều hành quốc gia này vào tháng 8/2021, gần 10 tỷ USD dự trữ quốc tế của Afghanistan đã bị đóng băng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đình chỉ hơn 400 triệu USD dự trữ khẩn cấp mà IMF dự kiến sẽ giải ngân cho Afghanistan còn Liên minh châu Âu đã tạm dừng kế hoạch phân bổ 1,4 tỷ USD viện trợ cho nước này.

Theo các chuyên gia tài chính, Taliban gần như không có cơ hội chạm tay vào khoản dự trữ gần 10 tỷ USD của ngân hàng trung ương Afghanistan và nhiều khả năng phần lớn số tài sản này sẽ bị đóng băng trong các ngân hàng của Mỹ trong nhiều thập kỷ.

Ông Robert Hockett, giáo sư luật và tài chính của Đại học Cornell cho rằng việc sở hữu số tài sản đó là bất khả thi về mặt pháp lý vì Taliban “không được Mỹ công nhận là một chính phủ hợp pháp”.

“Mỹ có thẩm quyền hợp pháp để đóng băng các tài sản từng được một chính phủ hợp pháp nắm giữ khi chính phủ đó bị thay thế bằng một tổ chức phi chính phủ. Cách duy nhất để Taliban có thể tiếp cận với khoản tài chính này đó là khi họ “không còn là Taliban”.

Và như vậy, Taliban sẽ phải tìm đến các nguồn thu khác để trả lương cho nhân viên chính phủ, hỗ trợ người dân và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong một bài phân tích trên The Conversation, chuyên gia tài chính Hanif Sufizada tại Đại học Nebraska ở Omaha (Mỹ) đã dự đoán cách thức Taliban tài trợ chính phủ mới dựa trên những kinh nghiệm lực lượng này đã có được khi nắm quyền cách đây 20 năm.  

5 nguồn thu tiềm năng cho chính phủ mới của Taliban

Theo Hanif Sufizada, sau khi hoàn tất việc thành lập chính phủ mới và lên kế hoạch cho một lộ trình tương lai, Taliban có một số nguồn thu mà họ có thể khai thác để có đủ kinh phí điều hành đất nước.

Hải quan và thuế: Hiện giờ, Taliban đã kiểm soát hoàn toàn các cửa khẩu và văn phòng chính phủ của Afghanistan, họ có thể thu thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.

Thuốc phiện: Taliban từng cam kết sẽ không cho phép nông dân trồng cây thuốc phiện nhằm tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với chế độ cầm quyền của mình. Nhưng lực lượng này có thể thay đổi quyết định nếu họ không được công nhận là chính phủ hợp pháp. Trong trường hợp đó, họ có thể tiếp tục tạo ra nguồn thu đáng kể từ việc buôn bán ma túy. Theo ước tính của Văn phòng Chống Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC), Afghanistan chiếm hơn 80% nguồn cung thuốc phiện và heroin toàn cầu.

Khai thác mỏ: Afghanistan đang sở hữu nhiều mỏ khoáng sản quan trọng trị giá gần 1.000 tỷ USD và tiềm năng này có thể làm thay đổi đáng kể triển vọng kinh tế của đất nước. Các mỏ khoáng sản như đồng, vàng, sắt nằm rải rác khắp các tỉnh thành, ngoài ra còn có cả mỏ đất hiếm và quan trọng nhất có lẽ là mỏ lithium lớn nhất thế giới. Tuy vậy, việc khai thác đòi hỏi đầu tư rất nhiều nguồn lực, công nghệ và thời gian – điều mà Taliban đang thiếu.

Tài trợ từ các nước không phải phương Tây: Một số quốc gia được cho là đã giúp đỡ Taliban về mặt tài chính, chẳng hạn như Trung Quốc, Nga, Qatar, Iran và Pakistan. Trong số này Trung Quốc nổi lên là “đối tác hàng đầu” của Taliban. Vào ngày 8/9/2021, Trung Quốc đã viện trợ khẩn cấp cho Afghanistan 31 triệu USD và 3 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Bên cạnh kế hoạch hợp tác khai thác khoáng sản, Trung Quốc cũng quan tâm đến việc mở rộng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường - một dự án phát triển cơ sở hạ tầng đầy hoài bão - sang Afghanistan.

Viện trợ của phương Tây: Chuyên gia Hanif Sufizada cho rằng, ngay cả khi có những nguồn thu thập khác, Taliban vẫn quan tâm đến việc khôi phục viện trợ của Mỹ và các nước phương Tây, cũng như muốn được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Taliban đã nhiều lần cam kết sẽ áp dụng chế độ cầm quyền khác so với những năm 1990, trong đó tôn trọng quyền phụ nữ và không cho phép những kẻ khủng bố sử dụng Afghanistan làm bàn đạp tấn công nước khác. Mỹ và EU có thể sẽ sử dụng viện trợ và các nguồn dự trữ tài chính bị đóng băng của Afghanistan làm đòn bẩy để khiến Taliban phải thực hiện cam kết này./.

Bài liên quan
Sự chia rẽ trong nội bộ Taliban đang trầm trọng tới mức nào?
Al Jazeera dẫn một số nguồn tin cho rằng, sự bất hòa trong nội bộ lực lượng Taliban là điều có thể xảy ra và người dân Afghanistan sẽ gặp rắc rối nếu tình trạng này gia tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024
    Để giải quyết bài toán về tỷ giá, theo các chuyên gia kinh tế, NHNN phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giả. Trong trường hợp nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp vẫn lớn nhưng tỷ giá đã hạ nhiệt thì rủi ro mất giá của đồng VND sẽ không còn lớn.
  • Điện Biên: Du khách đội mưa nườm nượp thăm đồi A1
    Dù mưa suốt sáng 6/5 tại Điện Biên song du khách tới thăm khu di tích đồi A1 nườm nượp. Thời tiết này giúp khách thăm quan phần nào cảm nhận được những ngày "khoét núi - ngủ hầm - mưa dầm - cơm vắt" của các thế hệ cha anh.
  • Hạn chế thanh toán tiền mặt khi mua bán vàng: Đề phòng rủi ro, chống rửa tiền
    Trước đề xuất về hạn chế thanh toán tiền mặt đối với mua bán vàng miếng, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng sẽ sàng lọc, đặc biệt giúp cho hoạt động phòng chống rửa tiền tốt hơn.
Mới nhất