Tại sao nấu chè nên cho thêm chút muối?

Minh Anh (Tổng hợp) | 13/07/2024, 20:43

Nhiều người nấu chè chỉ biết cho đường, trong khi người làm bếp giàu kinh nghiệm luôn cho cả muối. Bạn có biết tại sao nấu chè lại thêm chút muối?

Vào những ngày hè nóng nực, một bát chè ngọt thanh giúp giải khát và giải nhiệt rất tốt. Thông thường khi ninh chè, nhiều người chỉ cho đường mía, đường thốt nốt hoặc đường phèn vào để món ăn có vị ngọt thanh, hấp dẫn. Tuy nhiên, các "cao thủ" nấu chè không bao giờ quên một gia vị đặc biệt khác, đó là muối. 

Tại sao nấu chè nên thêm chút muối? 

Câu trả lời rất đơn giản, đó là cách giúp món chè có hương vị tuyệt vời hơn. Điều này có thể được giải thích dựa trên góc độ khoa học. Lưỡi của con người có rất nhiều hạt nhỏ được gọi là các nụ vị giác, có nhiệm vụ giúp chúng ta cảm nhận được các vị như chua, cay, mặn, ngọt, đắng.

Trong cuốn "Mặn béo chua nóng", Alice Waters, một đầu bếp nổi tiếng người Mỹ cho biết, muối là loại gia vị đặc biệt, có khả năng làm tăng cả phần hương lẫn phần vị của món ăn. Nấu chè cho thêm chút muối, khi chúng ta thưởng thức, các nụ vị giác sẽ hoạt động mạnh hơn, giúp ta cảm nhận được vị ngọt đậm đà hơn. Sự tương phản giữa mặn - ngọt làm cho món chè thêm thơm ngon và hấp dẫn.

Hơn nữa, việc thêm muối vào các món chè cũng góp phần làm yếu các phân tử pectin trong ngũ cốc (thành phần chính của các loại chè), giúp chúng nhanh mềm hơn mà vẫn giữ được hình dáng ban đầu, tiết kiệm thời gian nấu nướng. 

Tại sao nấu chè nên thêm chút muối? Loại gia vị này sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn rất nhiều. (Ảnh: Pinterest)
Tại sao nấu chè nên thêm chút muối? Loại gia vị này sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn rất nhiều. (Ảnh: Pinterest)

Một số lưu ý khi nấu chè

Nếu nấu chè bằng các loại đỗ, bạn nên ngâm đỗ trước khi nấu khoảng 7 - 8 tiếng hoặc để qua đêm để giúp hạt đỗ ngậm đủ nước, khi nấu sẽ nhanh mềm và bở hơn. 

Khi nấu chè, bạn không nên bỏ đường ngay từ đầu vì đường làm hạt đỗ lâu mềm, cũng khiến nồi chè dễ cháy đen hơn. Để có nồi chè thơm ngon nhất, bạn nên nấu cho hạt đỗ chín mềm rồi mới bỏ đường rồi đun thêm một lúc để đỗ ngấm đường. 

Lưu ý nấu chè trên lửa vừa để hạt đỗ chín từ từ, mềm, bở; không nên nấu dưới lửa quá lớn sẽ khiến nước nhanh cạn mà hạt đỗ chưa kịp chín bở. 

Mẹo nấu chè đỗ đen ngon

Chuẩn bị nguyên liệu 

  • Đỗ đen: Chọn đỗ đen xanh lòng, hạt đều, vỏ mềm và có màu đen óng; không nên chọn loại hạt to, màu vỏ nhợt nhạt hay hạt không đều 
  • Đường: Có thể chọn đường trắng, đường cát vàng, đường nâu đều được
  • Nước cốt dừa, dừa tươi nạo sợi, dầu chuối, lạc rang...

Cách thực hiện 

Đỗ đen rửa sạch, nhặt bỏ những hạt lép, nhỏ hoặc bị hỏng nổi trên mặt nước, sau đó đem ngâm khoảng 6 -8 tiếng (tốt nhất là ngâm qua đêm), khi ngâm nhớ cho thêm 1 muỗng muối.

Vớt đỗ đã ngâm ra, rửa sạch rồi cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập cỡ 2 đốt ngón tay và ninh. Khi nồi chè sôi được 5 phút, bạn bật nồi sang chế độ ủ, để khoảng 15 phút lại bật sang chế độ nấu. 

Khi kiểm tra thấy hạt đỗ đã chín mềm, bạn vớt hết đỗ ra cái nồi khác, để lại nước đỗ đen trong nồi cơm điện.

Cho đường vào đảo cùng với hạt đỗ và đun trên lửa nhỏ, khuấy đều đến khi đường tan ngấm vào hạt đỗ thì tắt bếp.

Trút hạt đỗ trở lại nồi nước, nêm thêm đường cho vừa khẩu vị. Để chè đỗ đen sánh và thơm, bạn có thể thêm chút nước cốt dừa vừa; khi ăn cho thêm ít sợi dừa tươi và thạch đen để cốc chè đỗ đen trở nên hấp dẫn hơn.

Minh Anh (Tổng hợp)
Bài liên quan
Cách nấu chè đỗ đen nhanh nhừ, thơm ngon
Không chỉ tiết kiệm tiền điện, bạn còn cắt giảm được thời gian chờ đợi với những cách nấu chè đỗ đen nhanh nhừ dưới đây.
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất