Phổi là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Muốn duy trì sự sống tốt nhất, chúng ta không thể sống khỏe mạnh mà không có lá phổi khỏe mạnh.
Chức năng chính của phổi là trao đổi khí, đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và mang carbon dioxit từ động mạch phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn góp phần vào quá trình chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc độc tố trong máu.
Phổi đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng chúng ta liệu đã thực sự hiểu hết về lá phổi của mình? Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy lá phổi không khỏe, nên đặc biệt chú ý:
1. Khàn giọng
Nếu khi bạn có vấn đề về phổi, ví dụ như phổi bị tổn thương, thì giọng nói sẽ trở nên khàn hơn. Nhiều người có thể nghĩ rằng khàn tiếng là vấn đề của cổ họng, tuy nhiên trên thực tế, nếu có bệnh ở phổi, đây cũng là một dấu hiệu.
Vì nếu có khối u trong phổi, nó sẽ chèn ép vào trung thất gây liệt dây thanh, làm giọng nói bị khàn đi. Do vậy, ngay khi thấy tiếng bị khàn hơn trước và đã loại trừ các bệnh lý về họng, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra phổi kịp thời.
2. Tức ngực
Nếu có cảm giác tức ngực, khó chịu, kèm theo cơ thể kiệt sức, thì đây cũng là dấu hiệu của bệnh phổi. Trong quá trình hô hấp, phổi đóng vai trò chủ đạo nên khi phổi bị bệnh thì máu và oxy không được cung cấp đủ cho cơ thể, khiến bạn cảm thấy tức ngực, mệt mỏi, kiệt quệ. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn nên đi thăm khám kịp thời.
3. Khó thở
Những tổn thương ở phổi sẽ trực tiếp dẫn đến tình trạng khó thở. Nguyên nhân là do vùng tổn thương có thể tăng kích thước và chèn ép lên nhu mô phổi, thậm chí gây hại trực tiếp đến phổi, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, hụt hơi. Chỉ khi phổi ở trạng thái khỏe mạnh thì nhịp thở mới đều đặn, trơn tru hơn, chức năng tuần hoàn trong cơ thể cũng tốt hơn.
4. Dung tích phổi kém
Dung tích phổi là phương diện có thể phản ánh trực tiếp lá phổi của bạn có khỏe mạnh hay không. Nếu dung tích phổi lớn có nghĩa là chức năng của phổi tương đối tốt. Ngược lại, nếu có bệnh ở phổi, dung tích phổi cũng sẽ giảm đi.
Trong trường hợp sức khỏe bình thường, dung tích phổi của người lớn là 3000-4000 ml, nếu dung tích giảm đột ngột thì cần hết sức cảnh giác, tốt nhất nên đi thăm khám xem phổi có vấn đề gì hay không.
5. Ho nhiều
Nhiều căn bệnh khi mắc phải có thể xuất hiện triệu chứng ho, ví dụ sau khi bị viêm đường hô hấp rất dễ bị sốt và ho khan liên tục, lâu ngày dẫn đến viêm phổi.
Ngoài ra, bệnh ung thư phổi cũng rất dễ gây ho, bởi khi có khối u trong phổi, người bệnh luôn muốn ho cho đỡ khó chịu. Nếu tình trạng ho xảy ra thường xuyên và kéo dài thì không thể chủ quan, nên đến bệnh viện kiểm tra phổi càng sớm càng tốt.
Nói chung, muốn có một lá phổi khỏe mạnh, chúng ta nên xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, ăn uống điều độ, không nên ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồng thời uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và thải độc của phổi và cơ thể.
Ngoài ra, hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái và thái độ sống tích cực, lạc quan, điều này rất có lợi cho sức khỏe.