Đài Tiếng nói Việt Nam - Nâng tầm quảng bá giá trị Việt

23/01/2023, 07:55

Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành đơn vị thông tin đối ngoại chủ lực, lớn nhất, thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Chính phủ, trong đó có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành đơn vị thông tin đối ngoạichủ lực, lớn nhất, thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Chính phủ, trongđó có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Đài Tiếng nói Việt Nam luôn luôn nhận thức rõ tầm quan trọngcủa chiến lược nâng tầm giá trị Việt qua công tác thông tin đối ngoại, nhằm thuhút đầu tư, phát triển kinh tế, gắn kết Việt Nam với bạn bè thế giới, gia tăngsự nhận diện Việt Nam trên phạm vi toàn cầu, nhằm phục vụ mục tiêu cao nhất làlợi ích quốc gia.

Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triểnthông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định thông tin đối ngoại là mộtnhiệm vụ rất quan trọng trong công tác đối ngoại và công tác tư tưởng của Đảng.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vànhiều văn bản chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay đều nhấn mạnhviệc cần thiết phải tăng cường quảng bá hình ảnh, hệ giá trị Việt Nam nhằm địnhvị hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, củng cố và nâng cao hơn nữa vị thếquốc gia, gia tăng uy tín của Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam trên thế giới.Chính vì vậy, công tác thông tin đối ngoại đóng vai trò then chốt, là cầu nối đắclực để thông tin về hệ giá trị Việt trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhậpđến đông đảo bạn bè quốc tế.

Công tác thông tin đối ngoại trong thời gian qua đã giúp cộngđồng trong nước và quốc tế hiểu, đánh giá cao kết quả thành công tốt đẹp củacông cuộc đổi mới đất nước. Việt Nam từ một đất nước nghèo, lạc hậu, trình độthấp đã vươn lên thành một quốc gia đang phát triển, đời sống kinh tế, xã hội ổnđịnh. Thế giới biết đến Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm củacộng đồng quốc tế. Những sáng tạo, đóng góp của Việt Nam với công việc chung củathế giới thông qua các hoạt động đối ngoại song phương, đa phương quan trọngnhư Năm APEC 2017, WEF - ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019, NămASEAN 2020, Chủ tịch AIPA-41; và gần đây nhất, Việt Nam được Đại hội đồng Liênhợp quốc bầu với số phiếu tín nhiệm rất cao, gần như tuyệt đối, lần thứ hai trởthành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc… đã chứng minhnăng lực của Việt Nam trong việc đảm đương các trọng trách quốc tế.

Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại trong thời gian quađã đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc triển khai đường lối đối ngoại của đấtnước, góp phần quan trọng giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củngcố môi trường hòa bình, ổn định, thu hút các nguồn lực to lớn để phát triểnkinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Tuynhiên, trong bối cảnh thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan xen, khi“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngàynay” như lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác thông tin đốingoại cần phải phát huy tính sáng tạo, đổi mới, phù hợp với thực tiễn để có thểtriển khai thành công công tác quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế,qua đó nâng tầm giá trị Việt trên bản đồ thế giới.

Đại diện nhóm tác giả Trần Thị Loan (Thy Lan), Tạ Anh Tuấn, Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Thùy Linh (Ban Đối ngoại VOV5) với tác phẩm "Giải mã phục hồi tăng trưởng Việt Nam" nhận giải Nhất Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII

Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển, Đài Tiếng nóiViệt Nam luôn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá, hình ảnh Việt Namđến bạn bè quốc tế đúng như tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ được giao. Hiện nay,các đơn vị làm công tác thông tin đối ngoại ở Đài Tiếng nói Việt Nam bao gồmBan Đối ngoại (VOV5), Kênh Truyền hình VTC10, Báo Điện tử VOV.VN, Ban Hợp tácQuốc tế và 13 cơ quan thường trú ở nước ngoài. Tuy nhiên, Ban Đối ngoại với hệthống các chương trình phát thanh và trang thông tin điện tử vovworld.vn bằng13 thứ ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật, HànQuốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, là kênh thông tin đối ngoại cơ bảnnhất, đưa Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành đơn vị thông tin đối ngoại chủ lực,lớn nhất, thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Chính phủ, trong đó có nhiệmvụ quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Đối tượng thính giả của các chương trình phát thanh đối ngoạicủa Đài Tiếng nói Việt Nam là người nước ngoài trên toàn thế giới, cộng đồngngười nước ngoài đang sống và làm việc, học tập, hoặc tới tham quan du lịch ViệtNam, người Việt Nam biết hoặc đang học ngoại ngữ; cộng đồng 5,3 triệu người ViệtNam đang sống và làm việc ở gần 130 quốcgia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Việc quảng bá, giới thiệu Việt Nam luôn là một trong nhữngnhiệm vụ tuyên truyền chủ chốt, được thực hiện bền bỉ và lâu dài qua nhiều thờigian, kể từ buổi phát thanh đối ngoại đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam cho đếnnay. Thành quả của quá trình này không chỉ giúp thế giới hiểu rõ đường lối đốingoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, biết đến Việt Nam là một đất nước có bản sắcvăn hóa dân tộc độc đáo, có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, màcòn giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định,kinh tế phát triển, đổi mới thành công, hội nhập quốc tế sâu rộng, là đối táctin cậy, có trách nhiệm, tích cực trong các công việc chung của khu vực và thếgiới. Công chúng coi Đài Tiếng nói Việt Nam là một kênh thông tin chính thốngvà hữu ích để tìm hiểu và khám phá Việt Nam. Đây là một lợi thế lớn để Đài Tiếngnói Việt Nam nâng cao hiệu quả tuyên truyền về hình ảnh và hệ giá trị Việt Namtrong tương lai.

Những nhà báo VOV đoạt Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng,toàn diện vào đời sống quốc tế, đứng trước những thách thức của toàn cầu hóa,hơn bao giờ hết, Đài Tiếng nói Việt Nam luôn luôn nhận thức rõ tầm quan trọng củachiến lược nâng tầm giá trị Việt qua công tác thông tin đối ngoại, nhằm thu hútđầu tư, phát triển kinh tế, gắn kết Việt Nam với bạn bè thế giới, gia tăng sựnhận diện Việt Nam trên phạm vi toàn cầu, nhằm phục vụ mục tiêu cao nhất là phụcvụ lợi ích quốc gia.

Cùng với sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin,Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận và vận dụng những thành tựu khoahọc kỹ thuật nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp để đẩy mạnh thông tin và quảngbá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Từ chỗ chỉ quảng bá Việt Nam trên làn sóngphát thanh, truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay đã sử dụng các trangweb điện tử và tận dụng các nền tảng kỹ thuật số để dần từng bước phát triển nộidung và cách thức giới thiệu, quảng bá Việt Nam ra thế giới nhanh hơn, hiệu quảvà tiết kiệm hơn, tiếp cận đến nhiều đối tượng công chúng hơn ở bất kỳ thờigian và địa điểm nào.

Bên cạnh đó, Đài Tiếng nói Việt Nam có mối quan hệ hợp tácsâu rộng với nhiều tổ chức quốc tế, các cơ quan báo chí lớn ở nước ngoài. Trongnhiều năm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam đã biên soạn, sản xuất và gửi các chươngtrình giới thiệu về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hoá của các dân tộcanh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, những thành tựu đổi mới mà nhân dân ViệtNam đã giành được trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế âm nhạc, giáo dụcthể thao cho các đài phát thanh, truyền hình đối tác sử dụng trên các phương tiệntruyền thông của họ. Mặt khác, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng tổ chức sản xuất cácchương trình gửi dự thi các giải thưởng quốc tế do các hiệp hội, tổ chức phátthanh truyền hình ở khu vực và trên thế giới như AIBD, ABU, CIRTEF tổ chức hằngnăm. Có thể nói đây là một kênh hợp tác tiết kiệm nhưng rất hiệu quả, giúp lantỏa, chia sẻ các nội dung quảng bá Việt Nam đến công chúng nước ngoài, đặc biệtcó thể tiếp cận những địa bàn mà cánh sóng Việt Nam chưa vươn tới.

Trong thời gian tiếp theo, để tiếp tục đẩy mạnh công tácthông tin đối ngoại nhằm tăng thứ hạng hình ảnh quốc gia phù hợp với các mụctiêu chiến lược Đại hội XIII của Đảng, trước hết Đài Tiếng nói Việt Nam cần xácđịnh chiến lược truyền thông tổng thể, với thông điệp rõ ràng, phù hợp với từnggiai đoạn phát triển của đất nước để định hướng các hoạt động quảng bá của ĐàiTiếng nói Việt Nam, nhằm định vị hình ảnh Việt Nam đặc trưng, hấp dẫn trên trườngquốc tế.

Thứ hai, Đài Tiếng nói Việt Nam cần đổi mới tư duy về tuyêntruyền quảng bá hình ảnh và hệ giá trị Việt Nam ra thế giới theo phương châm chủđộng, thống nhất, đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả để phù hợp với tình hình mới.Trong đó, cần nhất là chủ động giới thiệu hình ảnh Việt Nam, dẫn dắt, tạo dư luậnthuận lợi cho việc triển khai các nhiệm vụ chính trị của đất nước, tranh thủtình cảm, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với những vấn đề liên quan đến lợiích quốc gia, dân tộc, cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận và vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp để đẩy mạnh thông tin và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Thứ ba, Đài Tiếng nói Việt Nam cần tận dụng triệt để nhữngthành tựu của khoa học công nghệ, tăng cường thực hiện các sản phẩm truyềnthông để phát trên các nền tảng số, tận dụng mạng xã hội để lan tỏa hệ thốngthông tin khổng lồ mình đang sở hữu đến công chúng quốc tế nhằm gia tăng thươnghiệu, hình ảnh của cơ quan báo chí quốc gia, đồng thời gia tăng thứ hạng hình ảnhViệt Nam đến công chúng toàn cầu.

Thứ tư, Đài Tiếng nói Việt Nam cần tăng cường quảng bá hình ảnhViệt Nam thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi nội dung chươngtrình với các đài phát thanh truyền hình quốc tế, tham gia dự thi các giải thưởngquốc tế về báo chí ở khu vực và thế giới. Đặc biệt, thúc đẩy việc hợp tác sảnxuất các nội dung quảng bá hình ảnh Việt Nam theo yêu cầu dùng cho các đài phátthanh quốc tế, hoặc phục vụ cho mục tiêu quảng bá giới thiệu Việt Nam của các đạisứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các kênh ngoại giao của Đảng hoặc ngoại giaonhân dân. Đây là hoạt động mà Đài Tiếng nói Việt Nam đã thực hiện rất tốt trongthời gian qua.

Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho mục tiêu quảng bá hình ảnhvà hệ giá trị Việt Nam, bao gồm việc xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ, huy độnglực lượng thính giả và cộng tác viên, có cơ chế chính sách và tăng cường nguồnlực tài chính đủ để thực hiện mục tiêu. Các phóng viên, biên tập viên thực hiệnchiến lược quảng bá hình ảnh và giá trị Việt Nam ra nước ngoài cũng cần có kiếnthức chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ chính trị và thông thạo ít nhất một ngoạingữ. Đặc biệt, lớp phóng viên, biên tập viên này phải có kỹ năng tổ chức sản xuấtnội dung theo các phương thức hiện đại, trên các nền tảng kỹ thuật số. Do mụctiêu quảng bá hình ảnh và hệ giá trị Việt Nam thường xuyên thay đổi theo từnggiai đoạn phát triển của quốc gia, dân tộc nên nguồn nhân lực cho mục tiêu nàycũng cần liên tục được bổ sung hoặc đào tạo lại.

Đài Tiếng nói Việt Nam cần tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi nội dung chương trình với các đài phát thanh truyền hình quốc tế

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp,khó lường, việc đổi mới công tác thông tin đối ngoại là một mắt xích quan trọngtrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy khát vọng và thu hút cácnguồn lực xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Những người làm công tácthông tin đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam luôn luôn nỗ lực để đóng góp hiệuquả vào việc nâng tầm giá trị Việt, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêumà Đảng và Nhà nước đề ra và dẫn dắt đất nước và nhân dân ta hướng tới./.

Thứ Hai, 07:00, 23/01/2023

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ trình Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập một số bộ
Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu trong quý I/2025 phải hoàn thiện trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về thành lập một số bộ của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Mới nhất