Trạm Quan sát Vũ trụ châu Âu (ESO) đã sử dụng Kính Thiên văn rất lớn (Very Large Telescope), đặt tại Chile, để ghi lại hình ảnh rực rỡ của vật thể này trong vũ trụ.
"Trước đây, vật thể này chưa từng được chụp lại với mức độ chi tiết đến thế, thậm chí cả các cạnh mờ bên ngoài của tinh vân hành tinh phát sáng trên nền các ngôi sao", đại diện của ESO cho biết.
Tinh vân hành tinh hình bướm này có tên là NGC 2899, nằm cách Trái Đất 3.000 - 6.500 năm ánh sáng, trong chòm sao Vela.
Thuật ngữ “tinh vân hành tinh” là tên gọi có từ thời kính thiên văn sơ khai, từ khi những vật thể đầu tiên được quan sát. Sau đó, những vật thể này được so sánh với hành tinh sao Thiên Vương.
Các nhà khoa học hiện giờ biết rằng các tinh vân hành tinh hoàn toàn không phải là hành tinh. Chúng xuất hiện khi một ngôi sao bong tróc các lớp khí bên ngoài và lan truyền vào không gian.
Trong trường hợp khí phát sáng trong vùng ánh sáng của ngôi sao đang tắt dần, thì nhiệt độ đạt được sẽ hơn 18.000 độ F ( 10.000 độ C). Trong hình ảnh tinh vân hành tinh con bướm, khí hydro có màu đỏ và khí Oxy có màu xanh da trời.