Để đưa ra kết luận này, nhóm nghiên cứu gồm 140 nhà thiên văn học tới từ 41 tổ chức và 7 quốc gia đã sử dụng phép đo bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) - bức xạ điện từ còn sót lại trong không gian giữa các ngôi sao và các thiên hà, có niên đại khoảng 380.000 năm sau vụ nổ Big Bang.
Nghiên cứu trên được thực hiện tại kính thiên văn ALMA trải rộng trên toàn Sa Mạc Atacama ở Chile.
CMB từ lâu được coi là lời giải thích quan trọng nhất về cách vũ trụ bắt đầu phát triển.
Các tính toán của nhóm nghiên cứu phù hợp với ước tính được thực hiện vào năm 2015 dựa trên dữ liệu từ vệ tinh Planck của Cơ quan không gian châu Âu (ESA).
"Giờ đây, chúng ta đã tìm ra câu trả lời được cả Planck và ACT cùng đồng thuận. Nó nói lên thực tế rằng những phép đo khó khăn này là đáng tin cậy", nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Theo IBT Times, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu một phần của không gian có đường kính 20 tỷ năm ánh sáng và các biến thể ánh sáng phát ra khoảng 380.000 năm sau Vụ nổ Big Bang.
Kết quả là hình ảnh của một vũ trụ có tuổi đời 13,8 tỷ năm.
"Tuổi của vũ trụ cho thấy vũ trụ đang mở rộng ra nhanh như thế nào", các nhà nghiên cứu cho hay.
Neelima Sehgal, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết ông và các cộng sự đang cố gắng khôi phục hình ảnh sơ khai của vũ trụ, loại bỏ sự hao mòn về thời gian và không gian làm biến dạng hình ảnh.
"Chỉ bằng cách quan sát hình ảnh sơ khai hoặc hình ảnh vũ trụ sắc nét hơn này, chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ hơn về cách vũ trụ của chúng ta được sinh ra", Sehgal nói.