Các trường hợp phải xi nhan theo Luật Giao thông?

Châu Thư | 10/10/2024, 10:30

Điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần phải bật xi nhan trong những trường hợp nào để tránh bị phạt là điều nhiều người chưa nắm rõ.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển xe ô tô, xe máy cần phải bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau đây:

Cụ thể, theo Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18, những trường hợp phải phải bật đèn xi nhan gồm:

- Chuyển làn đường. Người lái xe cần chú ý, việc chuyển làn chỉ được thực hiện tại những vị trí cho phép, phải có tín hiệu báo xin chuyển làn và phải đảm bảo toàn. Các dấu hiệu nhận biết vị trí cho phép chuyển làn gồm vạch kẻ đường, biển báo, tín hiệu của người điều khiển giao thông.

- Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu). Người điều khiển xe phải giảm tốc độ và bật xi nhan báo rẽ.

- Vượt xe. Trường hợp này, người lái xe cần bật xi nhan hoặc bấm còi. Quy tắc bật xi nhan trong trường hợp này cũng được quy định rõ là người điều khiển xe chỉ bật xi nhan báo hiệu vượt khi không có xe đi ngược chiều, không có chướng ngại vật ở phía trước, xe chạy trước không có tín hiệu xin vượt và đã tránh về phía bên phải.

Khi vượt xe, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan.
Khi vượt xe, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan.

Ngoài ra, người lái chỉ được vượt phía bên trái của xe trên đường, trừ trường hợp xe ưu tiên làm nhiệm vụ, xe điện chạy giữa đường, xe phía trước đang rẽ trái hoặc có tín hiệu rẽ trái.

- Cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.

- Lùi xe: Theo quy định, khi lùi xe, người lái phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông để đảm bảo an toàn, người điều khiển nên bật xi nhan trong các trường hợp sau:

Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”, tức là khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.

Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ. (trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu).

Khi lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.

Châu Thư
Bài liên quan
Trong thời gian bị tạm giữ bằng lái, có được điều khiển xe?
VOVLIVE - Trong thời gian bị tạm giữ bằng lái, có được điều khiển xe không là vấn đề cần phân tích để người tham gia giao thông hiểu rõ và tuân thủ quy định của pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tôn vinh những điển hình tiên tiến cống hiến hết mình dựng xây đất nước
VOVLIVE - Ngày 21/11, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Truyền thông, thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Mỗi tấm gương một khát vọng cống hiến”.
Mới nhất