Các triệu chứng của buồng trứng đa nang, nguyên nhân và cách điều trị

N.Hà/VOV.VN (Biên dịch) Theo Times of India | 05/07/2022, 06:09

Các yếu tố chính góp phần vào việc gây nên bệnh buồng trứng đa nang - PCOD là sản xuất thừa insulin, trong đó 50% khả năng mắc PCOD là tiền sử gia đình và các gen liên quan.

Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là tình trạng bệnh lý trong đó buồng trứng của người phụ nữ sản sinh ra một lượng lớn trứng chưa trưởng thành hoặc một phần trưởng thành và theo thời gian, trứng này trở thành u nang trong buồng trứng và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Các yếu tố chính góp phần vào PCOD là sản xuất thừa insulin, trong đó 50% khả năng mắc PCOD là tiền sử gia đình và các gen liên quan.

Các triệu chứng của PCOD

Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ hàng tháng không đều, không thường xuyên hoặc kéo dài, có trường hợp không có kinh nguyệt.

Chảy máu kinh nguyệt nhiều:  Tình trạng chảy máu có thể kéo dài từ 7 ngày trở lên, điều này xảy ra do lượng hormone progesterone thấp.

Đau bụng kinh:  Một số người gặp tình trạng đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Trong một số trường hợp, có người sau khi chườm ấm vào vùng đau thì cảm thấy nhẹ nhõm. Ngoài ra, cũng có người xuất hiện những cơn chuột rút, điều này cần phải thảo luận với bác sỹ để được giảm bớt cơn đau.

Sạm da: Trong một số trường hợp PCOD, da của chị em phụ nữ trở nên sẫm màu hơn, đặc biệt là quanh vùng cổ, bẹn và dưới vú.

Mụn trứng cá:  PCOD cũng gây ra mụn nhỏ hoặc mụn trứng cá trên mặt, ngực và lưng trên.

Tăng cân:  PCOD có thể dẫn đến tình trạng béo phì trong một số trường hợp, điều này làm giảm sự tự tin của phụ nữ và gây ra tâm trạng thất thường.

Rụng tóc: Tóc trên da đầu bị rụng, đôi khi cũng quan sát thấy những mảng hói trên da đầu.

Chất lượng cuộc sống kém: Phụ nữ được chẩn đoán mắc PCOD khi có cuộc sống không khoa học như gián đoạn về chế độ ăn và ngủ. Trong một số trường hợp, PCOD sẽ gây ra tình trạng trầm cảm và lo lắng ở phụ nữ.

Chẩn đoán PCOD

Sau khi hỏi bệnh sử và thăm khám sức khỏe thích hợp, bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone và siêu âm để kiểm tra sự bất thường của buồng trứng và tử cung.

Điều trị PCOD

Bệnh có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, quản lý cân nặng hợp lý và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Vì thế, chị em phụ nữ nên tham khảo ý kiến thường xuyên của bác sĩ phụ khoa và bác sĩ chăm sóc chính nếu bị PCOD, có thể dùng thuốc điều trị kinh nguyệt không đều, mức cholesterol, sắc tố, mọc tóc, v.v. Phẫu thuật nội soi buồng trứng cũng có thể được thực hiện để giảm nồng độ hormone testosterone.

Việc phát hiện và điều trị sớm PCOD có thể giúp giảm các biến chứng liên quan./.

Bài liên quan
2-3 tháng mới có kinh một lần, vợ trẻ bàng hoàng khi bác sĩ chẩn đoán vô sinh
Nhiều chị em gặp tình trạng kinh nguyệt 2-3 tháng mới có một lần nhưng chủ quan, không biết rằng đây là dấu hiệu cảnh báo vô sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phân công ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Mới nhất