Bệnh viện hết thuốc giải độc, bệnh nhân Botulinum thở máy duy trì

Phan Nhơn/VOV Giao thông | 21/05/2023, 11:18

Thêm một chùm 3 bệnh nhân người lớn bị ngộ độc Botulinum do ăn giò chả và mắm để lâu được phát hiện. Song, vấn đề nan giải là tất cả bệnh viện đã hết thuốc giải độc, bệnh nhân đang phải thở máy hỗ trợ.

Chiều 20/5, BV Chợ Rẫy cho biết, vừa tiếp nhận các bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc botulinum từ các bệnh viện Nhân dân Gia Định và BV Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM. 

Các bệnh nhân gồm 2 anh em ruột của một gia đình, một người 18 tuổi và 26 tuổi; bệnh nhân còn lại là người đàn ông 45 tuổi. Cả 3 trường hợp đều ngụ tại TP. Thủ Đức và điều tra bệnh sử cho thấy đều khởi phát triệu chứng ngộ độc từ nguồn thức ăn trước đó vào ngày 13/5. Trong đó, thai anh em ruột ăn bánh mì có kèm với chả lụa bán dạo còn bệnh nhân 45 tuổi mà nghi ngờ ăn một loại mắm để lâu ngày.

Sau khi ăn thức ăn các bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa mệt mỏi, đau đầu choáng váng và đau bụng có biểu hiện bị tiêu chảy. Sau đó đến ngày 14 -15/5 thì tình trạng tiến triển nhiều hơn và bắt đầu yếu cơ, khó nuốt. Riêng bệnh nhân 18 tuổi có diễn biến sớm nhất, vì yếu sức cơ nên nhập vào bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Người đàn ông 45 tuổi buổi chiều ngày 15/5 cũng nhập vào bệnh viện Nhân dân Gia Định, và bệnh nhân 26 tuổi bị nhẹ hơn cho nên tự đến bệnh viện Chợ Rẫy. 

Với chùm ca bệnh 3 bệnh nhi trước đó ngộ độc Botulinum,  ba bệnh viện hội chẩn nghi ngờ  cả ba ngộ độc botolium. Vì vậy, bác sĩ đã lấy mẫu bệnh nhân ở BV Nhân dân Gia Định đi xét nghiệm PCR tại Viện Vệ sinh Dịch tễ TP.HCM . Kết quả xác định có sự hiện diện của độc tố botulinum tồn tại. Như vậy, bác sĩ khẳng định hơn 90% khẳng định các trường hợp này là ngộ độc botulinum và có nguồn  gốc từ thức ăn.

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới BV Chợ Rẫy cho biết, đã có 2 bệnh nhân (18 tuổi và 45 tuổi) phải thở máy liệt cơ, sức cơ chỉ có 1/5, không thở được phải thở. Còn bệnh nhân 26 tuổi tình trạng sức cơ còn trạng 3/5 - 4/5, tức là còn có thể cử động được một chút và về vấn đề hô hấp vẫn có thể tự thở được, chưa phải thở máy. Tuy nhiên, diễn tiến rất nhiều khả năng bệnh nhân này vài ngày tới vẫn có nguy cơ cao dẫn tới thở máy hỗ trợ. 

Theo bác sĩ Hùng, hiện đã hết thuốc BAT giải độc đặc hiệu do ngộ độc Botulinum là điều đáng tiếc cho bệnh nhân và cũng như nan giải cho các bác sĩ điều trị. Nếu bệnh nhân được sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm thì chỉ trong vòng 48 - 72 tiếng là bệnh nhân có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt, và cũng không phải đưa tới tình trạng phải thở máy. Dùng thuốc giải sau thời gian trung bình khoảng từ 5 đến 7 ngày thì bệnh nhân có thể hồi phục và bỏ được máy thở, tập vật lý trị liệu để trở về với cuộc sống bình thường, sức khỏe ổn định trở lại.

Nhưng những trường hợp không có thuốc giải thì bác sĩ buộc phải điều trị hỗ trợ bằng cách nuôi dưỡng và thở máy. Trước đây, nếu chưa có hỗ trợ về máy thở về hỗ trợ xâm lấn đường hô hấp thì bệnh nhân này rất dễ tử vong. Nhưng ngày nay vấn đề điều trị phương tiện hỗ trợ như thở máy  sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên kết quả cũng không được giống như mong muốn là sử dụng thuốc./.

Bài liên quan
Kiên Giang: Số lượng học sinh bị ngộ độc tập thể tăng lên gần 80 em
Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại 2 trường tiểu học trên địa bàn TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vào chiều qua, đến sáng nay (16/11), số lượng học sinh bị ngộ độc phải nhập viện điều trị đã tăng từ hơn 50 em lên 78 em học sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất