8 thói quen xấu của cha mẹ mà con cái dễ bắt chước nhất

11/09/2023, 17:52

Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con họ nghiện các thiết bị điện tử nhưng thực tế vấn đề thường nằm ở chính họ; nhiều thói quen xấu khác ở trẻ cũng vậy.

Nhà giáo dục người Nhật Yukichi Fukuzawa từng nói: "Gia đình là trường dạy thói quen, cha mẹ là thầy dạy thói quen". Mọi thói quen ở trẻ dù tốt hay xấu đều có bóng dáng của cha mẹ.

Các chuyên gia cho biết, có 8 thói quen xấu mà trẻ dễ bắt chước cha mẹ nhất, phụ huynh cần lưu ý:

Không bao giờ rời khỏi điện thoại

"Đang có một xu hướng đáng báo động rằng cha mẹ bỏ quên con cái họ ở mọi lứa tuổi, chú ý tới điện thoại và máy tính bảng hơn là những thứ xung quanh. Hệ quả là, trẻ có thể cảm thấy chúng không được quan tâm chú ý như mong muốn...

Trẻ cần cha mẹ đáp lại khi chúng tức giận, buồn bã, thất vọng hay phấn khởi, giờ đây chúng sẽ thấy mình phải cạnh tranh với chiếc điện thoại để có được điều đó. Xu hướng này có thể dẫn tới các vấn đề tâm lý", Juggi Ramakrishnan, một giám đốc về thương mại và số hóa phân tích.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania cũng cho biết: Cha mẹ thích chơi điện thoại di động cũng sẽ khuyến khích con bắt chước hành vi của họ. Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con họ nghiện các thiết bị điện tử nhưng thực tế vấn đề thường nằm ở chính họ. Vì vậy, khi con không làm việc và nghiện game, điều đầu tiên bạn phải làm là nhìn lại bản thân mình.

Luộm thuộm

Kết quả nghiên cứu từ Viện Đại học California, Los Angeles sau hơn bốn năm tìm hiểu trên 32 gia đình trung lưu của Mỹ cho thấy, mọi thành viên trong gia đình dễ stress hơn khi nhà hỗn độn, đồ đạc chất chồng.

Riêng trẻ em do quá bận rộn loay hoay với đống đồ chơi ngổn ngang trong nhà nên sẽ lười ra ngoài vui chơi. Trẻ dễ rơi vào tâm lý uể oải, chán nản, lười khám phá những thứ mới mẻ, dần dẫn đến thụ động.

Cha mẹ bừa bộn, luộm thuộm không thể nuôi dạy con cái sạch sẽ, ngăn nắp và có gu thẩm mỹ tốt. Trang phục của cha mẹ ảnh hưởng tới gu thẩm mỹ và thái độ sống của trẻ.

Mọi thói quen ở trẻ dù tốt hay xấu đều có bóng dáng của cha mẹ. (Ảnh minh họa)

 Mọi thói quen ở trẻ dù tốt hay xấu đều có bóng dáng của cha mẹ. (Ảnh minh họa)

Bạo lực

Từng có tình huống trong một chương trình tạp kỹ: Một cậu bé 8 tuổi không hài lòng với việc bị mẹ bắt làm bài tập về nhà, đã đá và cắn mẹ, đập phá những thứ xung quanh. Giáo viên tâm lý sau đó đã tìm ra sự thật đằng sau tính cách cáu kỉnh của cậu.

Hóa ra là khi cậu bé được bốn hoặc năm tuổi, mẹ em bắt đầu thường xuyên đánh đập và la mắng con từ những điều nhỏ nhặt nhất. Hành vi hiện tại của cậu hoàn toàn sao chép hành vi của mẹ mình.

Một chuyên gia tội phạm học quốc tế, cho biết: "Những đứa trẻ bị tổn thương về thể chất có nhiều khả năng trở thành những kẻ tấn công bạo lực khi lớn lên".

Bạo lực là do di truyền. Những hành vi bạo lực của cha mẹ không chỉ làm tổn thương thể xác và tinh thần của đứa trẻ mà còn khắc sâu tính bạo lực và tính bốc đồng vào gen của chúng.

Tính cách và khí chất của một đứa trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lời nói và việc làm của cha mẹ. Cha mẹ nhiều cảm xúc tiêu cực thường nuôi dạy những đứa trẻ có cảm xúc tương tự. Vì vậy, trước khi bước vào cửa, hãy nhớ "phủi bụi" những áp lực và nhắc nhở bản thân "để những cảm xúc không tốt ở ngoài cửa".

Hay phàn nàn

Cha mẹ thường xuyên phàn nàn sẽ truyền thái độ tiêu cực về cuộc sống cho con cái. Giống như một liều thuốc độc, nó từ từ ăn mòn cơ thể và tâm trí của đứa trẻ và khiến trẻ tràn ngập năng lượng tiêu cực. Nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ vui vẻ và tích cực, cha mẹ phải nỗ lực tạo ra bầu không khí gia đình tích cực và thư giãn.

Không tuân theo quy tắc

Bạn đã bao giờ gặp tình huống này trong đời chưa: Người cha nắm tay con định băng qua đường, đứa trẻ nắm lấy tay cha và nói: "Bố không được qua đường khi đèn đỏ!". Nhưng người cha không bằng lòng: "Dù sao ở đây cũng chẳng có ai cả, con nhanh đi về đi". Vừa nói anh ta vừa kéo con vượt đèn đỏ.

Trong cuộc sống có rất nhiều bậc cha mẹ yêu cầu con mình tuân thủ các quy tắc nhưng chính họ lại phớt lờ các quy tắc đó. Nhà văn người Mỹ Baldwin từng nói: "Một đứa trẻ sẽ không bao giờ ngoan ngoãn nghe lời người lớn nhưng chắc chắn sẽ bắt chước người lớn".

Nếu cha mẹ không tuân theo các quy tắc, con cái cũng sẽ vô kỷ luật.

Không có ý thức về thời gian

Nếu chúng ta lập một danh sách xếp hạng và bình chọn những thói quen xấu của trẻ khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhất, có lẽ "tốn quá nhiều thời gian" sẽ nằm trong top 3.

Biết bao phụ huynh đang đau đầu trước việc con cái mình trì hoãn làm bài tập về nhà và đi học muộn. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại bỏ qua một điều, đó là họ thường trì hoãn mọi việc trong cuộc sống và không có ý thức về thời gian.

Cha đã hứa sẽ cùng con đi chơi lúc 3 giờ nhưng luôn trì hoãn đến 4 giờ; mẹ đã hứa sẽ giúp các con làm đồ thủ công nhưng vẫn trì hoãn. Trẻ sẽ nhận thấy hành vi không đúng giờ của cha mẹ.

Để hình thành cho trẻ ý thức về thời gian và nuôi dưỡng một đứa trẻ siêng năng, tự giác, trước tiên cha mẹ phải đúng giờ.

Tham lợi lộc nhỏ

Nếu cha mẹ quá bận tâm và tham lam những lợi lộc nhỏ mọn thì con cái sẽ dễ hình thành tính ích kỷ. Nếu cha mẹ bao dung và rộng lượng thì con cái họ cũng sẽ trở nên bao dung, tốt bụng và sẵn sàng hòa đồng với người khác trong giao tiếp giữa các cá nhân.

Những đứa trẻ chỉ biết đến bản thân mình và chực chờ lợi dụng người khác, khi lớn lên có thể bị cô lập và không có bạn bè.

Rõ ràng, không ai thích ở bên một người hẹp hòi và không biết chia sẻ với người khác, chỉ biết nhận về mà không muốn cho đi. Nếu không có các mối quan hệ giữa các cá nhân bình thường, sự nghiệp của đứa trẻ sẽ không thể phát triển thuận lợi, cuộc sống cũng vô cùng buồn tẻ và cô đơn.

Thích nói dối

Nếu bạn không muốn tham dự một bữa tiệc, bạn sẽ gọi điện và từ chối trước mặt con cái, nói rằng bạn đang làm việc ngoài giờ. Rõ ràng là cha mẹ đang chơi game nhưng lại nói với con mình rằng: "Mẹ/bố bận làm việc nên không thể chơi với con được!".

Cha mẹ nói với trẻ: "Nếu con làm xong bài tập về nhà nhanh chóng, mẹ sẽ cho con ra ngoài chơi" nhưng khi trẻ làm xong, họ lại từ chối thực hiện lời hứa. Theo thời gian, trẻ sẽ cảm thấy việc nói dối không có gì sai và sẽ nói dối theo. Đồng thời, trẻ có thể thất vọng với hành động của người lớn và dần mất niềm tin.

Bậc thầy trị liệu gia đình người Mỹ Satya nói: "Tính cách, quan điểm sống, tính cách tinh thần, lối suy nghĩ, thói quen sinh hoạt của một người đều bị ảnh hưởng sâu sắc bởi gia đình, cha mẹ. Những vấn đề của trẻ thường phản ánh những vấn đề của cha mẹ chúng".

Giáo dục tốt không bao giờ có nghĩa là buộc trẻ trở thành trẻ ngoan, mà là làm gương tốt cho trẻ bằng hành động hàng ngày.

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)

Bài liên quan
Trả lời thế nào khi con hỏi 'nhà mình nghèo phải không mẹ?'
Khi con nhỏ hỏi "Nhà mình có giàu không mẹ?" hay "nhà mình nghèo phải không mẹ?", cha mẹ nên trả lời thế nào?

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất