Vũ khí mới Mỹ hỗ trợ Ukraine sẽ đặt các mục tiêu kiên cố của Nga vào tầm ngắm?

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo: Eurasian Times | 08/03/2023, 15:52

Không quân Ukraine đã nhận được bom dẫn đường chính xác JDAM-ER, hỗ trợ họ tấn công từ xa vào các mục tiêu lớn của Nga như cầu đường và các công sự kiên cố.

Tư lệnh Không quân Mỹ ở châu Âu - Tướng James Hecker đã tiết lộ thông tin chi tiết về việc Ukraine sử dụng JDAM-ER (Joint Direct Attack Munition-Extended Range – bom tấn công trực diện phối hợp mở rộng) bên lề Hội nghị chuyên đề chiến tranh của Hiệp hội Lực lượng Hàng không và Vũ trụ 2023 tại Aurora, bang Colorado.

"Gần đây, chúng tôi đã chuyển một số loại bom chính xác cho Ukraine có tầm bắn mở rộng có thể bắn xa hơn so với bom rơi tự do, đồng thời được trang bị hệ thống dẫn đường chính xác. Đó là vũ khí chúng tôi cung cấp cho họ trong 3 tuần gần đây".

Tướng Hecker cũng xác nhận loại bom mà ông nhắc tới là bom dẫn đường chính xác JDAM-ER và khung thời gian 3 tuần trùng khớp với bài báo của Bloomberg ngày 21/2, cho biết quân đội Mỹ đang vận chuyển chúng cho Ukraine.

JDAM tiêu chuẩn dựa trên sự kết hợp giữa hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và hệ thống dẫn đường GPS cùng với một máy lái tự động có thể điều khiển đường đi của bom ở phần đuôi.

Một thiết bị JDAM hoàn chỉnh bao gồm phần đuôi mới có hệ thống dẫn đường quán tính với GPS hỗ trợ và các đường ván dọc thân bom cung cấp khả năng lượn hạn chế vào các mục tiêu được chỉ định.

Tùy thuộc vào độ cao, JDAM có thể nhắm trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 24km và JDAM-ER được trang bị thêm cánh có thể mở rộng khoảng cách lên tới 72km.

Hiện vẫn chưa rõ cấu hình cụ thể của JDAM-ER mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, Tướng Hecker cho biết chúng sử dụng thiết kế của bom lượn GBU-62.

Biến thể duy nhất của GBU-62 được biết tới trước đó là GBU-62(V)1/B, còn được gọi là Quickstrike-ER, kết hợp JDAM-ER với thủy lôi Mk 64 Quickstrike nặng hơn 900kg.

Mặc dù mìn Quickstrike, về cơ bản là bom đa năng dòng Mk 80t nhưng điều đó  không có nghĩa là chúng được sử dụng như các vũ khí tấn công nói chung và vì thế, bom JDAM-ER mà Mỹ cung cấp cho Ukraine sẽ có nhiều bom truyền thống ở lõi hơn. Có thể các đầu đạn này là mìn Quickstrike được chuyển thành bom tiêu chuẩn.

Hiện cũng chưa rõ loại phương tiện Ukraine sử dụng để triển khai các loại vũ khí này. Tuy nhiên, những bình luận của Tướng Hecker về JDAM-ER được đưa ra ngay sau cuộc thảo luận về việc tích hợp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM) AGM-88 do Mỹ sản xuất vào chiến đấu cơ MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker của Không quân Ukraine.

Tuy nhiên, cân nhắc đến khối lượng công việc mà các tiêm kích thời Liên Xô này phải thực hiện khi phóng AGM-88, có thể những tiêm kích trên không phải là vũ khí được sử dụng để triển khai bom JDAM-ER.

Một số tiêm kích Su-24 Fencers và Su-25 Frogfoots được cho là có thể sẽ dùng để thả bom JDAM-ER.

Ông Hecker nhấn mạnh, Ukraine hiện chỉ sở hữu số lượng JDAM-ER hạn chế "đủ để thực hiện một vài cuộc tấn công".

JDAM-ER có gây ra thách thức cho Nga?

Các nhà phân tích quân sự Mỹ nhận định, thậm chí một số lượng nhỏ JDAM-ER cũng có thể gây ra những thách thức chưa từng có cho các lực lượng của Nga bởi với vũ khí phóng và quên (fire and forget weapon - vũ khí điều khiển chính xác (tên lửa, bom, đạn pháo...) có khả năng tự tìm đến mục tiêu đã định mà không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài - ND), phi công Ukraine có thể quay về ngay lập tức sau khi thả bom, duy trì một khoảng cách nhất định với hệ thống phòng không của đối phương.

Trước đó, không quân Nga và Ukraine từng tổn thất một số máy bay chiến đấu trước các tên lửa đất đối không và hệ thống phòng không vác vai (MANPADS). Vì thế, giới phân tích quân sự Mỹ cho rằng việc cung cấp JDAM-ER có thể là giải pháp phù hợp cho Không quân Ukraine, vốn đang bị Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga áp đảo.

Ngoài ra, INS được trang bị trên hệ thống dẫn đường đồng nghĩa với việc loại bom này có thể đạt được độ chính xác đáng kể, thậm chí cả khi tín hiệu GPS bị nhiễu hoặc mất. Phần cánh của JDAM-ER còn có thể mở rộng tầm hoạt động của vũ khí này và tăng khả năng sống sóng của máy bay triển khai nó.

Tướng Hecker cho biết, JDAM-ER sẽ hỗ trợ lực lượng của Ukraine tấn công các mục tiêu nằm ngoài tầm bắn của các vũ khí phóng từ trên không và từ mặt đất mà trước đó nước này sở hữu như HIMARS và hệ thống tên lửa phóng loạt M270.

Trước khi được cung cấp JDAM-ER, tên lửa cho HIMARS và hệ thống tên lửa phóng loạt là những vũ khí tấn công chính xác xa nhất Ukraine sở hữu, với tầm bắn khoảng 70km.

Trong khi những tên lửa này được trang bị đầu đạn nặng hơn 90kg thì JDAM-ER có thể mang đầu đạn nặng tới hơn 900kg. Hỏa lực gia tăng sẽ mở rộng quy mô mục tiêu mà lực lượng Ukraine có thể phá hủy./.

Bài liên quan
Nga đang từng bước tích lũy lợi thế trong xung đột ở Ukraine
The Economist cho rằng, ưu thế mà Nga giành được không chỉ trong việc giành lãnh thổ mà còn là ở khả năng chống chịu.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Việt Nam cùng các nước phương Nam thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ quyết tâm chuyển đổi xanh của Việt Nam qua cam kết mạnh mẽ tại COP26, tham gia JETP, triển khai các quy hoạch, đề án, chiến lược về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, chuyển đổi năng lượng; bày tỏ sẵn sàng phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm với các nước G77.
  • Ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ từ các hội nhóm trên mạng xã hội
    Nhiều vụ cướp gây hậu quả nghiêm trọng, nhiều vụ hướng dẫn lừa đảo xuất hiện gần đây đều có điểm xuất phát từ những hội nhóm trên mạng xã hội. Thay vì hướng tới những giá trị tích cực, các trang mạng này đang hướng người trẻ đến điều tiêu cực gây ảnh hưởng an ninh trật tự.
  • Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Thận trọng cân nhắc kỹ về 3 kịch bản
    Sự lạc hậu và xuống cấp của tuyến đường sắt hiện hữu càng khiến sự ra đời của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam thêm quan trọng và cần kíp. Nhưng, việc tính toán thận trọng từng kịch bản cũng như đánh giá tác động của mỗi phương án đầu tư rất cần thiết.
  • Nghị quyết 98, thể chế vượt trội để TP.HCM hành động vì cả nước
    Nghị quyết 98 thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV cho phép TP.HCM thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù. Nghị quyết đã trao cho TP.HCM những cơ chế vượt trội trong sắp xếp lại bộ máy hành chính cho phù hợp với thực tiễn, huy động nguồn lực và phát huy truyền thống sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân, doanh nghiệp. Từ đó tạo không gian phát triển mới cho thành phố.
Mới nhất