Trung Quốc phát hiện 35 ca nhiễm virus mới lây từ động vật

09/08/2022, 15:50

Các bệnh nhân nhiễm virus Langya henipavirus có biểu hiện sốt, khó chịu, ho, chán ăn, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn và nôn.

Một loại virus thuộc nhóm henipavirus có nguồn gốc động vật (được đặt tên là Langya henipavirus, LayV) có thể lây nhiễm sang người đã được ghi nhận ở Sơn Đông và Hà Nam (Trung Quốc). Cho đến nay, đã có 35 người bệnh ở 2 tỉnh trên. 

Các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore vừa công bố thông tin trên tạp chí Y học New England. 

Chủng virus mới thuộc nhóm henipavirus được tìm thấy trong mẫu họng của bệnh nhân có triệu chứng sốt. Người này có tiền sử tiếp xúc với động vật trong thời gian gần đây. 

Các học giả tham gia nghiên cứu chỉ ra rằng loại virus henipavirus mới được phát hiện có thể đến từ động vật. 

Điều tra sâu hơn cho thấy 26 trong số 35 trường hợp nhiễm Langya henipavirus ở các tỉnh Sơn Đông và Hà Nam đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như sốt, khó chịu, ho, chán ăn, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn và nôn.

Tỷ lệ các triệu chứng như sau: sốt (100% bệnh nhân), mệt mỏi (54%), ho (50%), chán ăn (50%), đau cơ (46%), buồn nôn (38%), nhức đầu (35%), và nôn (35%), giảm tiểu cầu (35%), giảm bạch cầu (54%), suy giảm chức năng gan (35%) và thận (8%).

Theo Global Times, henipavirus là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh có nguồn gốc động vật ở châu Á - Thái Bình Dương. Virus Hendra (HeV) và virus Nipah (NiV) thuộc henipavirus đều lây nhiễm sang người qua dơi ăn trái cây. 

Henipavirus có thể gây bệnh nặng cho động vật và con người. Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị cho loại virus trên. Phương pháp chữa duy nhất là chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các biến chứng.

Giáo sư Wang Linfa, Chương trình Các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS (Singapre), người tham gia nghiên cứu, cho biết: “Các trường hợp nhiễm virus Langya henipavirus cho đến nay chưa gây tử vong và cũng không nghiêm trọng, vì vậy không cần phải hoảng sợ”. 

Tuy nhiên, Giáo sư Linfa nói thêm vẫn cần cảnh giác vì nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên có những kết quả khó lường khi lây nhiễm sang người.

Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền virus trên từ người sang người. 

"COVID-19 sẽ không phải là bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới. Các bệnh truyền nhiễm mới sẽ ngày càng có tác động lớn hơn đến cuộc sống thường nhật của con người", Wang Xinyu, Khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan (Trung Quốc), nhận định. 

(Nguồn: Vietnamnet)
Bài liên quan
Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh từ động vật sang người tại Việt Nam
Four Paws hợp tác với Bộ NN&PTNT giải quyết các rủi ro sức khỏe cộng đồng, thông qua các nỗ lực loại trừ bệnh dại và hoạt động buôn bán thịt chó và mèo ở Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới sáng tạo
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hoà Pháp, sáng 4/10 (theo giờ địa phương) tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo - .FrancoTech 2024
Mới nhất