Thủ tướng đề nghị các địa phương kiểm tra thường xuyên hệ thống đê điều

VŨ KHUYÊN | 11/09/2024, 20:04

Thủ tướng đề nghị, chính quyền địa phương kiểm tra thường xuyên hệ thống đê điều, tinh thần là phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Chiều 11/9, Thường trực chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng đã họp về chương trình xây dựng pháp luật trong đó thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ.

Trước tình hình mưa lũ gây ảnh hương nghiêm trọng làm chết và mất tích gần 300 người, 780 người bị thương, nhiều tài sản hoa màu, gia súc, gia cầm bị hư hại, phá hủy, phát biểu mở đầu cuộc họp về xây dựng pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi chia buồn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng cũng gửi lời chia buồn tới những gia đình có người bị nạn do lũ và sạt lở đất, đồng thời yêu cầu các địa phương làm tốt chế độ chính sách, hậu sự hỗ trợ người dân kịp thời hiệu quả.

Thủ tướng cho biết, tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường, gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ gây thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương di dời người dân đến nơi an toàn, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, không nơi ăn trốn ở. Các lực lượng công an, quân đội, địa phương tiếp tục tập trung lãnh đạo chỉ đạo tìm kiếm người bị nạn, nhất là những người bị mất tích, người bị thương.

Thủ tướng biểu dương tinh thần của lực lượng công an, quân đội có mặt ở các điểm nóng để hỗ trợ kịp thời người dân vùng bị lụt bão đồng thời yêu cầu phối hợp với các cơ quan khác khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì tôm, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch…để cung cấp cho người dân trong vùng bị cô lập, người dân thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm trong thời gian nhanh nhất có thể.

Thủ tướng nhấn mạnh, các quyết định đưa ra trong phòng chống bão lụt phải nhanh, gọn phù hợp với tình hình, phải đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là trong mua sắm trang thiết bị liên quan đến thủ tục hành chính. Tuyệt đối nghiêm cấm trong lúc dịch bệnh, thiên tai mà lợi dụng tham nhũng tiêu cực.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu rà soát thiệt hại của các tổ chức, cá nhân do lũ, xuất cấp dự trữ của tỉnh để cứu trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, nếu thiếu báo cáo trung ương để trợ cấp. Tinh thần là không để ai bị đói rét, không có chỗ ở, các cháu sớm được đến trường, người bệnh phải có nơi chữa bệnh, không để mất sóng, mất điện, ảnh hưởng đến người dân doanh nghiệp.

Thủ tướng đề nghị, chính quyền địa phương kiểm tra thường xuyên hệ thống đê điều, tinh thần là phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể; Các ngân hàng thương mại, chính sách xã hội có các chính sách giảm hoãn, giãn thuế, phí, lệ phí hỗ trợ cho người dân doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi lũ, bố trí vốn để các doanh nghiệp cơ cấu lại doanh nghiệp, khắc phục thiệt hại, sớm ổn định, bắt tay vào sản xuất kinh doanh, không để sảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng. Các cơ quan truyền thông ngoài đưa tin kịp thời về công tác phòng chống bão lũ thì cần phải có các chương trình hướng dẫn cách phòng chống tự bảo vệ mình trong lúc bão lũ.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương không bị thiệt hại hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương bị thiệt hại, ảnh hưởng; trên tinh thần “có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều; có của giúp của, có công giúp công”, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn "để vượt qua lúc khó khăn này.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất