Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen

01/03/2023, 15:20

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Cây cỏ mực là loại thảo dược quý, còn đậu đen là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng kết hợp hai loại này với nhau liệu có an toàn không? Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen khi kết hợp với nhau sẽ ra sao?

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen

Cây cỏ mực là loài cây mọc hoang nhiều tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Từ nhiều đời nay, người dân biết dùng cây cỏ mực để chữa trị một số bệnh lý nhẹ cũng như cầm máu, ngăn chảy máu trong trường hợp bị thương.

Đến với nền khoa học hiện đại, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tác dụng của cây cỏ mực đến sức khỏe con người rất nhiều. Theo phân tích, trong cây cỏ mực có nhiều loại tinh dầu quý cùng với hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ cùng nhiều loại vitamin cần thiết, đặc biệt phải kể đến tanin – hoạt chất cầm máu nhanh hiệu quả.

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen - 1

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Còn trong đậu đen chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa cùng với hàm lượng vitamin lớn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như hỗ trợ điều trị, phòng ngừa nhiều bệnh lý. Công dụng của đậu đen gồm:

  • Duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, vững chắc, phòng ngừa loãng xương.
  • Hỗ trợ làm giảm huyết áp, thích hợp cho những người bị huyết áp cao.
  • Rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
  • Ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm về tim mạch.
  • Phòng chống sự xuất hiện và phát triển của tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ kích thích hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng, là thực phẩm thường xuyên có mặt trong chế độ giảm cân.
  • Dưỡng da mịn đẹp, ngăn ngừa, điều trị mụn từ bên trong.
  • Dưỡng tóc đen mượt tự nhiên.

Tác dụng cây cỏ mực và đậu đen khi kết hợp với nhau

Theo các chuyên gia, 2 loại thảo dược này đều bổ thận và không hề kỵ nhau nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, đặc tính chung của thuốc Nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Ngoài ra, đậu đen và cỏ mực còn phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị các bệnh như:

Trị tóc bạc sớm: Đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, thiên môn, thục địa đều 20g, hà thủ ô, đương qui, táo nhân sao đen, tang diệp đều 16g, đỗ trọng, cam thảo đều 10g, táo tàu 6 quả. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng bổ thận, đen râu tóc, nhuận da nên những người da khô, tóc bạc sớm nên dùng.

Trị đại tiện ra máu: Đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, trắc bá diệp, thục địa đều 16g, chi tử 10g, hoa hòe (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Người đại tiện ra máu dùng tốt.

Trên đây là tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen. Nếu bạn có ý định sử dụng hai loại thảo dược này thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.

Thanh Thanh(tổng hợp)

Bài liên quan
16 trường đại học có mức học phí 15 - 20 triệu đồng/năm
Mức học phí của các trường đại học tăng cao khiến nhiều phụ huynh và thí sinh phải cân nhắc kỹ trước thời điểm nhập học.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất