Bật mí ngành học có mức thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm, luôn thiếu nhân sự

14/01/2025, 19:48

Nhiều ngành học có mức thu nhập cao và đang thiếu số lượng lớn nguồn nhân sự, mang lại cho người trẻ vô vàn cơ hội.

Thiết kế vi mạch là ngành chuyên nghiên cứu, phát triển và chế tạo chip điện tử hay còn gọi là mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit). Các vi mạch tích hợp này có thể chứa hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử như transistor, điện trở, tụ điện và nhiều thành phần khác trên một chip nhỏ.

Ngành thiết kế vi mạch có mức lương hấp dẫn

Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% trong giai đoạn từ năm 2022 - 2027. Đáng chú ý, đến năm 2030, thị trường cần khoảng 1 triệu lao động cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip.

Các chuyên gia cũng dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn sẽ cần 20.000 người và 10 năm tới nhu cầu nhân lực có thể là 50.000 người từ trình độ đại học trở lên.

Ngành thiết kế vi mạch mang lại cơ hội việc làm và mức lương tốt. (Ảnh minh họa)
Ngành thiết kế vi mạch mang lại cơ hội việc làm và mức lương tốt. (Ảnh minh họa)

Hiện, TP.HCM chiếm 53% tổng nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực liên quan đến thiết kế vi mạch bán dẫn lại khá thấp so với nhu cầu sử dụng. Do đó, việc đầu tư phát triển đào tạo kỹ sư có trình độ, chuyên môn cao trong ngành thiết kế vi mạch là cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế.

Theo khảo sát của HSIA (Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM), kỹ sư Thiết kế vi mạch có mức lương chênh lệch dựa trên số năm kinh nghiệm: Mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu/tháng. Kỹ sư có 1 - 3 năm kinh nghiệm, thu nhập 15 - 30 triệu/tháng. Sau 6 năm, lương trung bình 600 triệu - 1 tỷ đồng/năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể hơn 1,5 tỷ đồng/năm.

Nhiều doanh nghiệp đang tranh thủ cơ hội tiếp cận với sinh viên ngành học này ngay từ năm thứ hai, thứ ba thông qua những suất thực tập, công việc bán thời gian, học bổng thay vì đợi đến khi sinh viên tốt nghiệp. Từ đó, mang lại cho các bạn sinh cơ hội việc làm ngay từ sớm.

Một số trường đào tạo ngành thiết kế vi mạch

Đại học Bách khoa Hà Nội mở chuyên ngành thiết kế vi mạch trong ngành đào tạo Kỹ thuật Điện tử Viễn thông và ngành Kỹ thuật vi điện tử, Công nghệ nano. Các chương trình này tập trung vào cung cấp nhân lực chất lượng cao, chuyên gia, trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và sản xuất - đóng gói - kiểm tra vi mạch.

Năm 2025, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển tài năng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá tư duy.

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội thiết kế chương trình đào tạo ngành công nghệ vi mạch bán dẫn hướng tới trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến thiết kế, chế tạo và đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn tích hợp.

Năm 2024, nhà trường tuyển sinh ngành học này theo 3 phương thức: xét kết quả thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét điểm thi tốt nghiệp THPT với mức điểm chuẩn trúng tuyển là 25,01 (A00; A01; A02; D07).

Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) mở thêm ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, chuyên ngành vi điện tử - thiết kế vi mạch để cung cấp nguồn nhân lực chuyên sâu về lĩnh vực vi mạch bán dẫn từ năm 2024. Ngành này chủ yếu ưu tiên xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh riêng.

Năm nay, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 26,31 điểm (A00; A01).

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng) tuyển sinh ngành thiết kế vi mạch bán dẫn theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2024, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nhà trường lấy ngưỡng điểm trúng tuyển của ngành học này là 27 điểm (A00; A01; D01; D90).

Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển ngành thiết kế vi mạch theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 26,5 điểm (A00; A01).

Ngoài ra, ngành học này còn xét tuyển theo 3 phương thức khác: xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM, xét chứng chỉ quốc tế.

An Nhi(Tổng hợp)
Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số
"Phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số, bởi nếu vùng Đồng bằng sông Hồng không tăng trưởng 2 con số thì vùng nào tăng trưởng được!", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất