Sau lệnh bắt Tổng thống Putin, ICC bị đề xuất cấm hoạt động ở Nga

25/03/2023, 15:54

Theo Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin, Tòa án hình sự quốc tế (ICC) nên bị cấm hoạt động ở nước này sau khi ICC phát lệnh bắt Tổng thống Nga Putin.

Ngày 25/3, Reuters dẫn tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Nga (Duma quốc gia) Volodin nói rằng luật pháp nước này được sửa đổi để cấm bất cứ hoạt động nào của ICC ở Nga và trừng phạt bất cứ ai “giúp đỡ và hỗ trợ” cho ICC.

"Cần phải sửa đổi luật, cấm bất kỳ hoạt động nào của ICC trên lãnh thổ Nga", ông Volodin tuyên bố trong một bài đăng trên Telegram về việc ICC phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga.

Theo ông Volodin, Mỹ trước đó cũng đưa ra luật để ngăn chặn việc công dân nước này bị ICC xét xử và Nga nên học hỏi điều này.

Sau lệnh bắt Tổng thống Putin, ICC bị đề xuất cấm hoạt động ở Nga - 1

Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin. (Ảnh: TASS).

Chủ tịch Hạ viện Nga cho rằng, bất kỳ sự trợ giúp hoặc hỗ trợ nào cho ICC bên trong nước Nga đều phải bị trừng phạt theo luật.

Ngày 17/3, ICC phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belov với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga.

Ngay sau tuyên bố của ICC, các quan chức Nga đã cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm bắt giữ ông Putin sẽ dẫn đến một lời tuyên chiến chống lại cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.

Điện Kremlin nói rằng lệnh bắt giữ của ICC là một quyết định chính trị thái quá, nhưng vô nghĩa đối với Nga. Các quan chức Nga phủ nhận các cáo buộc của ICC ở Ukraine, trong khi đó phương Tây lại phớt lờ tội ác chiến tranh đang diễn ra ở miền Đông Ukraine suốt 8 năm qua.

Các cường quốc như Nga, Mỹ và Trung Quốc không phải là thành viên của ICC mặc dù 123 quốc gia là các quốc gia thành viên của Quy chế Rome, bao gồm Anh, Pháp, Đức.

Ukraine không phải là thành viên của ICC, mặc dù Kiev đã trao cho nước này quyền tài phán để truy tố các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của mình.

Trước đó, ngày 24/3, một nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu Tổng thống Joe Biden chia sẻ thông tin với ICC khi cơ quan này truy tố Tổng thống Putin.

“Nhu cầu cấp thiết là buộc những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm, trong đó có lệnh bắt giữ ông Putin của ICC. Chính quyền của ông vẫn chưa cung cấp hỗ trợ cần thiết cho các nỗ lực của ICC”, thư của nhóm nghị sĩ gửi Tổng thống Biden cho hay.

Tổng thống Joe Biden hôm 17/3 cho rằng lệnh bắt ông Putin do ICC đưa ra là "chính đáng", nhưng thừa nhận Mỹ và Nga không công nhận cơ quan này. Mỹ không phải là một bên tham gia ICC và đã liên tục phủ nhận rằng cơ quan này có thẩm quyền điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh do lực lượng Mỹ gây ra.

Điều đó đã đặt Mỹ vào tình thế khó xử, khi họ kêu gọi các quan chức Nga phải chịu trách nhiệm trong khi bảo vệ cho hành động của chính mình và của các đồng minh khỏi sự giám sát tương tự.

Trà Khánh(Nguồn: Reuters)

Bài liên quan
Tấn công vào kho dầu của Nga, Ukraine có thể đẩy giá dầu thế giới lên cao?
VOVLIVE - Thời gian đần đây, Ukraine liên tục sử dụng UAV tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, đặc biệt là nhắm vào các nhà máy lọc dầu và cơ sở lưu trữ dầu ở nhiều khu vực. Điều này có thể đe dọa đến nguồn cung nhiên liệu và doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga, cũng như khiến giá dầu toàn cầu tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng
VOVLIVE - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.
Mới nhất