Ra mắt ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn"

Hải Nam/VOV.VN | 11/10/2020, 06:39

Ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” giúp du khách kiểm tra tiêu chuẩn an toàn của cơ sở dịch vụ, cập nhật bản đồ vùng dịch và nhiều thông tin hữu ích khác.

Hướng dẫn sử dụng app "Du lịch Việt Nam an toàn". Nguồn: Tổng cục Du lịch

Đúng 10h10'10'' ngày 10/10/2020, Tổng cục Du lịch chính thức ra mắt ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn", hoạt động trên cả hệ điều hành iOS và Android. Trước đó, Tổng cục Du lịch đã ban hành công văn số 1330/TCDL-TTTTDL gửi các Sở quản lý du lịch các tỉnh/thành phố về việc triển khai sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”.

Bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn" tích hợp đầy đủ các tính năng giúp du khách có thể yên tâm du lịch tại Việt Nam. Bản đồ số giúp du khách tìm hiểu các đơn vị đã đăng ký tiêu chuẩn an toàn với cơ quan quản lý nhà nước, gồm các loại hình khách sạn, nhà hàng, căn hộ du lịch, các khu vui chơi, dịch vụ vận tải, bệnh viện, nhà thuốc…

Khi đến một cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, khách du lịch dùng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn" để kiểm tra cơ sở đó đã đăng ký tiêu chuẩn an toàn với cơ quan quản lý nhà nước hay chưa, nếu đã đăng ký thì có đáp ứng và thực hiện đầy đủ các tiêu chí đó hay không. Ngoài ra, khách hàng có thể nêu ý kiến đánh giá, phản hồi, nhận xét của mình ngay trên ứng dụng và hình ảnh chụp trực tiếp tại chỗ để phản ánh về chất lượng dịch vụ của các đơn vị.

Khách du lịch có thể tìm hiểu thông tin dịch bệnh được cung cấp từ trang thông tin của Bộ Y tế, số liệu được cập nhật và công bố theo đúng thực tế tình hình bệnh dịch, xem chi tiết số người nhiễm bệnh, độ tuổi bệnh nhân, số người khỏi bệnh…Bên cạnh đó, thông qua ứng dụng, du khách cũng có thể tra cứu, cập nhật thông tin mới nhất liên quan đến điểm đến, các chương trình khuyến mại ưu đãi…để đưa ra lựa chọn phù hợp cho chuyến đi của mình./.

Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu "3 tăng cường, 5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số
Thủ tướng yêu cầu ưu tiên các nguồn lực, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia và 3 Chiến lược: phát triển Chính phủ số; phát triển kinh tế số và xã hội số; phát triển dữ liệu số. Trong đó, khẩn trương xử lý các nhiệm vụ quá hạn, tồn đọng trong giai đoạn 2022-2023.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024
    Để giải quyết bài toán về tỷ giá, theo các chuyên gia kinh tế, NHNN phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giả. Trong trường hợp nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp vẫn lớn nhưng tỷ giá đã hạ nhiệt thì rủi ro mất giá của đồng VND sẽ không còn lớn.
  • Điện Biên: Du khách đội mưa nườm nượp thăm đồi A1
    Dù mưa suốt sáng 6/5 tại Điện Biên song du khách tới thăm khu di tích đồi A1 nườm nượp. Thời tiết này giúp khách thăm quan phần nào cảm nhận được những ngày "khoét núi - ngủ hầm - mưa dầm - cơm vắt" của các thế hệ cha anh.
  • Hạn chế thanh toán tiền mặt khi mua bán vàng: Đề phòng rủi ro, chống rửa tiền
    Trước đề xuất về hạn chế thanh toán tiền mặt đối với mua bán vàng miếng, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng sẽ sàng lọc, đặc biệt giúp cho hoạt động phòng chống rửa tiền tốt hơn.
Mới nhất