Quy hoạch tu bổ di tích lịch sử quốc gia Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn

Đình Thiệu/VOV-Miền Trung | 30/03/2023, 19:11

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558-1626)" tại huyện Triệu Phong.

Phạm vi quy hoạch Di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn" hơn 513 ha, bao gồm các xã Triệu Ái, Triệu Giang và thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo, phục hồi các yếu tố mang thuộc tính lịch sử gốc của di tích; đồng thời tạo ra một không gian lưu niệm lịch sử nhằm tôn vinh tưởng niệm về thời kỳ lịch sử của Chúa Nguyễn; tạo ra một khu du lịch mang tính lịch sử, văn hóa để kết nối được với những di tich lịch sử, văn hóa các vùng phụ cận, góp phần làm đa dạng hơn các sản phẩm du lịch tại tỉnh Quảng Trị. Thông qua quy hoạch này xác định các nhóm dự án thành thành, nhóm được ưu tiên đầu tư trong hai giai đoạn trung hạn 2023 - 2025, 2026 - 2030 và tầm nhìn đến 2050.

UBND tỉnh Quảng Trị giao UBND huyện Triệu Phong chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban, ngành liên quan tổ chức lập và trình duyệt đồ án quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn". Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558-1626) tại huyện Triệu Phong được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 2018.

Mới đây, tại thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, chính quyền và Nhân dân xã này đã khánh thành Đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, vị khai quốc công thần, có công lớn giúp Chúa tiên Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn dựng nghiệp xứ Đàng Trong. Thái phó Nguyễn Ư Dĩ là cậu ruột của Chúa tiên Nguyễn Hoàng, người có công nuôi dưỡng, phò tá, giúp Nguyễn Hoàng dựng nên nghiệp lớn tại Đàng Trong. Công trình có tổng kinh phí xây dựng 5 tỷ đồng, rộng 2 ha nằm trong khuôn viên Di tích lịch sử quốc gia Chúa Nguyễn (1558-1626) do các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp, người dân và con em địa phương xa quê đóng góp xây dựng./.

Bài liên quan
Tham quan Khu Di tích lịch sử quốc gia Nà Tu bằng công nghệ số
Tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Nà Tu (xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông), Tỉnh đoàn Bắc Kạn ra mắt mô hình "Số hóa Khu Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu". Nhờ đó, người dân, du khách có thể tham quan khu di tích này chỉ qua máy tính kết nối internet hoặc điện thoại thông minh.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
"Việt Nam là địa điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất"
Đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt và các thành viên, doanh nghiệp chia sẻ điều này khi gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Mới nhất