Phản hồi mới nhất về 300 bộ phim của Hãng phim truyện Việt Nam bị hư hại

13/01/2024, 16:52

Đại diện công ty cho rằng việc lưu trữ những bộ phim nhựa không còn giá trị sử dụng là việc làm lãng phí, vô ích.

Phản hồi những thông tin về 300 bộ phim lưu ở kho của Hãng phim truyện Việt Nam bị hỏng, không thể sử dụng được nữa, ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam, Phó tổng giám đốc Vivaso - khẳng định, tất cả phim bị hỏng đều là bản sao (bản positive). Đại diện công ty cho rằng việc lưu trữ những bộ phim nhựa không còn giá trị sử dụng là việc làm lãng phí, vô ích.

"Lưu trữ phim nhựa không có giá trị sử dụng là lãng phí"

Phản hồi những thông tin về 300 bộ phim lưu ở kho của Hãng phim truyện Việt Nam bị hỏng, không thể sử dụng được nữa, ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam, Phó tổng giám đốc Vivaso - khẳng định tất cả các phim bị hỏng đều là bản sao (bản positive).

"Thông tin này đã được Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành trả lời báo chí. Theo đó, Viện phim Việt Nam lưu trữ toàn bộ bản gốc (bản negative) và một bản sao (bản positive). Như vậy Viện phim Việt Nam đã lưu trữ hai bản", ông Thắng chia sẻ với Tiền Phong.

Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam, Phó tổng giám đốc Vivaso - khẳng định tất cả phim bị hỏng đều là bản sao.

Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam, Phó tổng giám đốc Vivaso - khẳng định tất cả phim bị hỏng đều là bản sao.

Lãnh đạo Vivaso cho biết trước đây hãng phim thực hiện lưu trữ bản sao với nhiệm vụ phổ biến phim. Sau này việc phổ biến bằng phim nhựa không còn phù hợp, công ty quyết định chuyển sang lưu trữ dưới dạng file trong các ổ cứng để phục vụ công tác phổ biến phim trong thời kỳ công nghệ số. Các bộ phim nhựa đã được sử dụng nhiều lần nên không giữ được chất lượng để chiếu.

Hàng trăm phim nhựa ở kho phim của Hãng phim Việt Nam bị mốc, hỏng do không đảm bảo điều kiện lưu trữ.

Hàng trăm phim nhựa ở kho phim của Hãng phim Việt Nam bị mốc, hỏng do không đảm bảo điều kiện lưu trữ. 

"Hiện nay cũng không có rạp hay cơ sở chiếu phim nào còn sử dụng máy chiếu phim nhựa nên các bộ phim nhựa này không còn giá trị sử dụng.

Việc bỏ rất nhiều tiền cho hệ thống kho lạnh, giữ độ ẩm, công nhân làm nhiệm vụ bảo dưỡng nhằm lưu trữ những tài sản không còn giá trị sử dụng là việc làm lãng phí, vô ích. Mặt khác hãng phim không đủ điều kiện cơ sở vật chất để lưu trữ phim nhựa lâu dài", ông Nguyễn Danh Thắng nêu.

Ông cho rằng không có quy định hay văn bản nào của nhà nước giao nhiệm vụ cho công ty chịu trách nhiệm lưu trữ các bộ phim nhựa này. Nhiệm vụ lưu trữ hiện được giao cho Viện Phim Việt Nam - đơn vị có đủ điều kiện để lưu giữ phim theo tiêu chuẩn quốc tế.

"Ngày 06/4/2023 đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) cùng các cơ quan chuyên môn, đại diện nghệ sĩ đã đến khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng lưu trữ, bảo quản phim nhựa tại Viện phim Việt Nam. Đoàn công tác khẳng định viện phim đang lưu giữ toàn bộ bản gốc và các hồ sơ liên quan của các bộ phim một cách khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế, luôn sẵn sàng để chiếu phục vụ khi có yêu cầu", ông Nguyễn Danh Thắng nêu. 

Mong tiếp tục đầu tư vào hãng phim

Trong thời gian gian chờ giải quyết việc thoái vốn ở Hãng phim truyện Việt Nam, hiện nay công ty đã chủ động sản xuất xong hai bộ phim truyền hình gồm Về nhà là Tết, Long phụng sum vầy và một bộ phim tài liệu - Kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó hai bộ phim truyền hình đã được nhiều đài truyền hình mua và có kế hoạch phát sóng trong năm 2024.

Kho lưu trữ phim tư liệu tại Viện Phim Việt Nam. Ảnh: Viện phim Việt Nam.

Kho lưu trữ phim tư liệu tại Viện Phim Việt Nam. Ảnh: Viện phim Việt Nam.

Do khó khăn về các quy định pháp luật để nhà nước mua lại cổ phần của Vivaso, ông Nguyễn Danh Thắng mong muốn nhà nước cho phép Vivaso tiếp tục được đầu tư vào Hãng phim truyện Việt Nam.

Sự đầu tư lần này nhằm xây dựng lại cơ sở hạ tầng đã cũ nát, đầu tư trang thiết bị sản xuất, thực sự vực dậy hãng phim theo đúng mục tiêu khi cổ phần hóa.

"Thủ tướng đã nói nên nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết. Sự thật là hãng phim truyện hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước với bộ máy cồng kềnh, tư duy bao cấp, hoạt động kinh doanh thua lỗ triền miên, gần đây nhiều phim sản xuất xong cất vào kho", ông Thắng nói.

Phó tổng giám đốc Vivaso đề xuất nếu nhà nước cần sản xuất phim tuyên truyền, phim phục vụ mục đích chính trị có thể đấu thầu lựa chọn nhà sản xuất. Ông nhấn mạnh sản xuất phim cũng là một dạng sản xuất hàng hóa, và sản xuất hàng hóa cần vận hành theo cơ chế thị trường để đạt chất lượng.

Tuy nhiên, hiện nay, cơ sở vật chất nơi đây ngày càng xuống cấp, phần lớn phim nhựa được lưu trữ đã hỏng, trở thành những đống nhựa bết dính, không thể sử dụng. Huy chương, giải thưởng trong phòng truyền thống cũng phủ bụi, bạc màu do không được bảo quản, vệ sinh đúng cách. Nghệ sĩ nhiều lần bức xúc, lên tiếng về những mâu thuẫn và hiện trạng xuống cấp ở hãng phim.

“300 bản phim bị hỏng chính là bản phim gốc hoàn chỉnh, mang dấu ấn sáng tạo nguyên bản của các nhà làm phim, là một trong hai bản phim nhựa duy nhất còn sót lại. Chỉ riêng 300 bản phim bị hỏng đã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, chưa kể những thiết bị đắt tiền như bàn hòa âm, phòng hòa âm, máy quay phim… khả năng hỏng rất cao với điều kiện ẩm mốc như hiện nay”, đạo diễn, NSƯT Bùi Trung Hải cho biết.

Việc cổ phần hóa khiến đời sống tinh thần lẫn vật chất của các cán bộ, nhân viên đảo lộn. Theo chia sẻ từ những nhân viên ở hãng phim, Tổng công ty vận tải thủy (Vivaso) - đơn vị mua lại VFS từ 2017 - từng đưa ra những quy định vô lý, gây ức chế. Vivaso yêu cầu tất cả nhân viên phải có mặt tại hãng phim và chấm vân tay đủ 8 giờ/ngày mới được hưởng lương. Do đặc thù của công việc làm phim, nhiều người cho rằng yêu cầu này là vô lý.

Không chỉ vậy, nghệ sĩ, người lao động của hãng phim không còn mọi quyền lợi. Họ không có lương, không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Nhiều người buộc phải mưu sinh bằng nghề khác như xe ôm, mở quán bia, bán hàng online...

Về chỉ đạo của Thủ tướng, đại diện Vivaso cho biết đã gửi văn bản đề xuất hướng giải quyết đến cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay chưa nhận được phúc đáp.

(Nguồn: tienphong.vn)

Bài liên quan
Cuộc họp ở Hãng phim truyện Việt Nam sau gần chục năm đóng băng
Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam có buổi làm việc với nghệ sĩ, cán bộ để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
VOVLIVE - Trưa ngày 21/11, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Mới nhất