Mô hình “Tổ khuyến nông cộng đồng”: Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong giai đoạn mới

PV/VOVLIVE | 29/03/2022, 16:13

VOVLIVE - “Củng cố kiện toàn hệ thống khuyến nông theo hướng dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu khuyến nông Việt Nam. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng nông sản...” – Đây là mục tiêu của Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.

Đề án được Bộ NNPTNT công bố trong Hội nghị sáng 29.3.2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề án do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn xây dựng.

Kiện toàn hệ thống Khuyến Nông Việt Nam

Đề án chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2022 - 2023, thực hiện dự án thí điểm xây dựng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu bền vững trên địa bàn 13 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.

vovlive_hoighi_2.jpg
                                                                                      Hội nghị tổ chức tại TP.HCM ngày 29/3. 

Giai đoạn 2, từ năm 2024 - 2025, thực hiện dự án đánh giá, nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng ra các địa phương có điều kiện tương tự trên địa bàn 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Đề án hướng tới mục tiêu củng cố kiện toàn hệ thống khuyến nông theo hướng dịch vụ, phục vụ tái cơ ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu khuyến nông Việt Nam. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng nông sản. Tăng cường hệ thống khuyến nông cơ sở, phục vụ phát triển vùng nguyên liệu bền vững, đa dạng các hoạt động khuyến nông.

Đề án sẽ hình thành các Tổ khuyến nông cộng đồng thuộc hệ thống khuyến nông nhằm tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ, hình thành và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp điển hình thuộc các lĩnh vực khác nhau (lúa gạo, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp…) để tổ chức lại sản xuất gắn với xây dựng sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở các vùng nguyên liệu, có khả năng tham gia liên kết chuỗi giá trị, thực hiện các công đoạn sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, thực hiện sơ chế, đóng gói, bao tiêu hoặc liên kết bao tiêu sản phẩm cho thành viên các hợp tác xã và nông dân đồng thời thông tin định hướng thị trường sản phẩm nông sản.

Chia sẻ về Tổ khuyến nông cộng đồng, TS Lê Quốc Thanh– Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Chúng ta có một hệ thống Khuyến Nông đã hoạt động rất hiệu quả 30 năm. Bây giờ, làm thế nào để khi nào nhắc tới Hệ thống Khuyến nông Việt Nam thì đây là nơi chúng ta sẽ kết nối được nhiều các giá trị khác. Tức là chúng ta phải đa dạng hoạt động của Khuyến nông. Các cán bộ Khuyến nông, ngoài chuyện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, còn phải kết nối, tiếp cận đa giá trị và tham gia các hoạt đột kể cả văn hóa, xã hội, du lịch... Người Khuyến nông phải có được những kiến thức như vậy!”.



“Chúng ta có một hệ thống Khuyến Nông đã hoạt động rất hiệu quả 30 năm. Bây giờ, làm thế nào để khi nào nhắc tới Hệ thống Khuyến nông Việt Nam thì đây là nơi chúng ta sẽ kết nối được nhiều các giá trị khác.  Tức là chúng ta phải đa dạng hoạt động của Khuyến nông. Các cán bộ Khuyến nông, ngoài chuyện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, còn phải kết nối, tiếp cận đa giá trị và tham gia các hoạt đột kể cả văn hóa, xã hội, du lịch... Người Khuyến nông phải có được những kiến thức như vậy!”.



TS Lê Quốc Thanh– Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Cầu nối góp phần mang lại sinh kế bền vững

Trong bốn năm triển khai, các mục tiêu cụ thể mà đề án đặt ra gồm xây dựng hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng đáp ứng yêu cầu vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở 13 tỉnh thành cả nước. Phát triển nhân rộng ra các tỉnh khác.

Xây dựng được bộ tài liệu về khuyến nông cộng đồng bao gồm các tài liệu tư vấn phát triển các tổ chức nông dân (hợp tác xã, doanh nghiệp), tài liệu phát triển kinh doanh và thị trường.

Nâng cao năng lực cho tổ khuyến nông cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp, chuyển giao công nghệ khuyến nông.

Tài liệu hoá mô hình khuyến nông cộng đồng và đưa ra các bài học kinh nghiệm, tổ chức nhân rộng mô hình.

Với những mục tiêu đặt ra, đề án kỳ vọng sẽ là cầu nối giữa khuyến nông - các doanh nghiệp - các hợp tác xã dự kiến, góp phần mang lại sinh kế bền vững cho người dân trong vùng. Đề án sẽ giúp tăng cường vai trò khuyến nông cơ sở trong các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương.

“Tổ Khuyến nông cộng đồng này là sự kết nối giữa cán bộ Khuyến nông, giữa nông dân, HTX, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp. Đây là diễn đàn chung, đây là tổ chức chung. Chúng tôi chỉ đưa ra bộ khung lấy cán bộ khuyến nông cơ sở làm nền tảng, còn kêu gọi tất cả các thành phần đều tham gia vào tổ này. Đây chính là nơi để người dân đến để chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thu thông tin, kết nối với doanh nghiệp...”, TS Lê Quốc Thanh– Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết.



“Tổ Khuyến nông cộng đồng này là sự kết nối giữa cán bộ Khuyến nông, giữa nông dân, HTX, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp. Đây là diễn đàn chung, đây là tổ chức chung. Chúng tôi chỉ đưa ra bộ khung lấy cán bộ khuyến nông cơ sở làm nền tảng, còn kêu gọi tất cả các thành phần đều tham gia vào tổ này. Đây chính là nơi để người dân đến để chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thu thông tin, kết nối với doanh nghiệp...”



TS Lê Quốc Thanh– Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết.

Đặc biệt, các dự án được triển khai sẽ góp phần hình thành và phát triển các hợp tác xã sản xuất theo định hướng thị trường, tạo vùng nguyên liệu về lúa gạo, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp…; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các hợp tác xã hướng đến mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xây dựng nông thôn mới và phát triển cộng đồng; đồng thời đào tạo được đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn để triển khai các hoạt động nông nghiệp và khuyến nông ở địa phương.

Cũng tại Hội nghị, Bộ NNPTNT đã công bố triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn tại 13 tỉnh là 1.958,3 tỷ đồng. Đây sẽ là các vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.

vov_hoi-nghi.jpg
                                      Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại Hội nghị.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đạt chuẩn, quy mô tập trung trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, vùng nguyên liệu được xác định là điểm khởi đầu. Và vùng nguyên liệu cũng là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản hiệu quả, bền vững.

Việc xây dựng được vùng nguyên liệu sẽ là khâu đột phá, giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị.

Bài liên quan
Trao danh hiệu "Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế" tặng GS-BS Hattori Tadashi
Hôm nay (28/3) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” tặng Giáo sư, bác sĩ Hattori Tadashi có nhiều đóng góp trong công tác phòng chống mù lòa ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
"Việt Nam là địa điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất"
Đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt và các thành viên, doanh nghiệp chia sẻ điều này khi gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Mới nhất