Lý do không ngờ về hành vi phát điên, tự sát sau giao phối của bạch tuộc cái

Diệu Hoa(Nguồn: Live Science) | 19/05/2022, 16:20

Các nhà khoa học tìm ra lý do khiến bạch tuộc trở nên "phát điên", có hành vi tự làm hại bản thân sau khi giao phối.

Trong suốt nhiều năm, các nhà khoa học không thể lý giải hành vi "tự sát" của bạch tuộc cái sau khi giao phối. 

Theo đó, khi trứng gần nở, bạch tuộc mẹ ngừng ăn và tự hủy hoại cơ thể. Nó thường ăn các bộ phận trên cơ thể như cánh tay, đâm vào đá hoặc làm rách da. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tìm ra cơ chế dẫn tới việc bạch tuộc nhấn nút "tự hủy". 

Nghiên cứu của Yan Wang - Phó Giáo sư Sinh học và Tâm lý học tại Đại học Washington và các cộng sự chỉ ra rằng sau khi đẻ trứng, các gen trong các tuyến tạo ra hormone steroid của bạch tuộc hoạt động mạnh hơn. 

Lý do không ngờ về hành vi phát điên, tự sát sau giao phối của bạch tuộc cái - 1

Bạch tuộc cái thường tự tự sau khi giao phối. (Ảnh: Flickr)

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một số thay đổi hóa học xảy ra gần thời điểm bạch tuộc mẹ đẻ trứng. Đó là sự gia tăng đột biến của progesterone và pregnenolone, hai chất hóa học liên quan đến sinh sản ở nhiều loài. Ở người, hormone progesterone tăng lên vào thời điểm rụng trứng và đầu thai kỳ. Ngoài ra, bạch tuộc mẹ bắt đầu tạo ra nhiều khối cholesterol được gọi là 7-dehydrocholesterol (7-DHC).

Con người thường tạo ra 7-DHC trong quá trình tạo ra cholesterol nhưng không giữ trong cơ thể vì đây là hóa chất độc hại. 

Trên thực tế, trẻ sinh ra với hội chứng rối loạn di truyền Smith-Lemli-Opitz không thể loại bỏ 7-DHC. Kết quả là nhiều trường hợp bị thiểu năng trí tuệ, gặp một số bất thường về thể chất vì thừa ngón tay, chân hoặc hở hàm ếch. 

Cuối cùng, các tuyến thị giác bắt đầu sản xuất nhiều thành phần hơn cho axit mật, vốn là axit do gan tạo ra ở người và các động vật khác. Bạch tuộc không có cùng loại axit mật như động vật có vú, nhưng chúng dường như tạo ra các khối cấu tạo cho các axit mật đó.

Bản thân axit mật có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tuổi thọ của các loài động vật không xương sống nên việc thay đổi thành phần của nó có thể đã dẫn tới những can thiệp đối với hệ thần kinh của bạch tuộc. 

"Điều đáng chú ý và bạch tuộc trải qua quá trình thay đổi khiến chúng trở nên phát điên trước khi chết. Trước đây chúng ta suy đoán, đó có thể là 2, 3 hoặc 4. Bây giờ, chúng ta có ít nhất 3 con đường có thể giải thích cho điều đó", nhà sinh vật học thần kinh Clifton Ragsdale từ Đại học Chicago cho hay. 

Diệu Hoa(Nguồn: Live Science)
Bài liên quan
Tấn công khủng bố rung chuyển thủ đô Thổ ​​Nhĩ Kỳ
Theo truyền thông địa phương vụ tấn công xảy ra bên ngoài trụ sở Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ ở trung tâm thủ đô Ankara vào 9h30 sáng 1/10.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông  giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
  • Lượng khách đi máy bay qua Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ giảm mạnh
    Thống kê của ngành hàng không cho thấy, sau 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng hành khách đi, đến Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã giảm tương đối nhiều, nhất là lượng khách đi các tuyến nội địa.
  • Thiêng liêng hành trình ra Trường Sa ngày Giải phóng
    Chào mừng 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2024), sáng nay, đoàn công tác số 14 trên tàu Kiểm Ngư 491/CĐKN 4 - Vùng 4 Hải Quân do Đại tá Cao Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải Quân làm trưởng đoàn đã khởi hành đi thăm động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1.
  • Giá vàng tháng 4 tăng 28,62% so với cùng kỳ năm ngoái
    Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 4/2024 tăng tăng 28,62% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó chỉ số giá USD tăng 6,51%, chỉ số CPI tăng 4,4%.
Mới nhất