Khi nào miền Bắc hết mưa, giảm lũ?

Nguyễn Huệ | 11/09/2024, 06:30

Chuyên gia nhận định diễn biến mưa lớn và đợt lũ lịch sử ở miền Bắc, khuyến cáo người dân theo dõi các thông tin dự báo và tuân thủ chặt chẽ các phương án ứng phó.

Tối 10/9, ông Vũ Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, Bắc Bộ xảy ra đợt mưa lớn diện rộng, có những điểm mưa rất lớn.

"Trong đêm 10/9 và sáng 11/9, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hoà Bình, một phần Yên Bái và một phần của tỉnh Lào Cai vẫn còn mưa lớn, lượng mưa phổ biến 50-120mm, thậm chí vẫn còn những điểm lượng mưa trên 200mm.

Dự báo từ chiều 11/9, trên khu vực các tỉnh Bắc Bộ, mưa lớn xu hướng suy giảm, lượng mưa còn cục bộ một số nơi, không còn xuất hiện trên diện rộng", ông Vũ Anh Tuấn nói.

Dự báo từ chiều mai, mưa lớn xu hướng giảm dần ở miền Bắc. (Ảnh minh hoạ: Đắc Huy)
Dự báo từ chiều mai, mưa lớn xu hướng giảm dần ở miền Bắc. (Ảnh minh hoạ: Đắc Huy)

Cảnh báo về đợt lũ, ông Vũ Đức Long - Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn cho hay, những ngày qua, hầu hết các tỉnh thành khu vực Bắc Bộ xuất hiện lũ và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt sông Thao địa phận tỉnh Lào Cai, Yên Bái là những khu vực trọng tâm. Những ngày qua, hầu hết các trạm trên hai tỉnh này, mực nước vượt mức lũ lịch sử.

Ngoài ra, các khu vực dưới vùng hạ lưu như sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cũng xuất hiện lũ trên báo động 3 gây ngập lụt diện rộng và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

"Tại Hà Nội, theo số liệu chúng tôi nhận được và bản tin dự báo hiện nay, trong 12-24 giờ tới, khu vực Hà Nội mà cụ thể là tại trạm Hà Nội có thể lên mức xấp xỉ báo động 2, rất nhiều khu vực ở ven sông như Phúc Tân, Phúc Xá, Bồ Đề... nguy cơ ngập rất cao.

Khi mực nước ở Hà Nội lên xấp xỉ mức báo động 2, các trạm vùng hạ lưu của sông Hồng thuộc các tỉnh như Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, mực nước nhiều khả năng sẽ lên mức báo động 3 và trên báo động 3, nguy cơ ngập lụt trong những ngày tới rất cao", ông Long thông tin.

Theo ông Long, người dân cần theo dõi chặt chẽ các thông tin về tình hình, diễn biến của lũ cũng như các khu vực ngập lụt có thể xảy ra để nắm bắt và chủ động phòng tránh.

Ngoài ra, khi xảy ra thiên tai, chính quyền địa phương đều có phương án ứng phó, người dân cẩn tuân thủ chặt chẽ, có thể di dời đến những nơi an toàn nhất có thể.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái biến đổi chậm nhưng vẫn trên mức lũ lịch sử. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang khả năng đạt đỉnh 27,50m, trên BĐ3 1,30m vào tối nay (10/9); tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 20,30m, dưới BĐ3 0,20m, vào đêm nay (10/9).

Lũ trên sông Cầu có thể đạt đỉnh trên mức BĐ3; lũ sông Thương, sông Hoàng Long tiếp tục lên và ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh ở dưới mức BĐ2.

Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Yên Bái biến đổi chậm nhưng vẫn trên mức lũ lịch sử, lũ trên sông Lô sẽ xuống chậm, lũ trên sông Thương khả năng đạt đỉnh ở trên mức BĐ3, sông Cầu lên chậm và trên mức BĐ3.

Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ3, trên sông Hoàng Long có thể đạt đỉnh ở trên mức BĐ3, trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên và dao động ở dưới mức BĐ2.

Mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình khả năng lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Nguyễn Huệ
Bài liên quan
Đà Nẵng lên phương án xử lý đường vành đai 1.500 tỷ liên tục sạt lở
Sở GTVT Đà Nẵng cho biết sẽ đề xuất phương án khai thác đất tại khu vực liên tiếp xảy ra sạt lở tuyến vành đai phía Tây, gia cố tường bằng rọ đá để xử lý triệt để.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất