Hungary và Hy Lạp từ chối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga

29/05/2023, 12:20

Sau Hungary, mới đây đến lượt Hy Lạp bày tỏ lập trường phản đối nỗ lực mới nhất của EU nhằm trừng phạt Nga liên quan cuộc xung đột tại Ukraine.

Nếu như 10 lệnh trừng phạt trước đây chủ yếu nhằm vào các nguồn tài chính của chính phủ Nga, thì đối với lần mới nhất này, EU muốn xử lý mạnh tay các nước thứ ba và các thực thể bị xem là cố tình trốn tránh trừng phạt.

Hungary và Hy Lạp đã từ chối phê duyệt thêm bất kỳ biện pháp trừng phạt mới nào nhằm vào Nga trừ khi Ukraine loại bỏ các công ty của 2 nước này ra khỏi danh sách “các nhà tài trợ chiến tranh”.

Hungary và Hy Lạp từ chối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga - 1

(Ảnh minh họa: Reuters)

Theo Hy Lạp, nếu có bằng chứng cụ thể về việc vi phạm các biện pháp trừng phạt, thì điều này cần được các quốc gia liên quan điều tra và đánh giá trước khi cân nhắc hành động phù hợp.

Lập trường của Hungary thậm chí còn cứng rắn hơn khi Thủ tướng Viktor Orban tuyên bố, Brussels lẽ ra phải học được một bài học từ hậu quả của các lệnh trừng phạt trước đó: “Theo quan điểm của Hungary, nếu bạn làm điều gì đó 10 lần, chẳng hạn như đưa ra các gói trừng phạt và đều không thành công, thì việc làm điều đó 11 lần là không hợp lý. Điều này là đi ngược lại với lẽ thường và vì vậy chính sách trừng phạt của EU theo cách hiểu của chúng tôi đơn giản là không hiệu quả”.

Căng thẳng giữa các nước thành viên leo thang đến đỉnh điểm khi Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hồi tuần này công khai chỉ trích lập trường của Hungary.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ liên quan tới danh sách “các nhà tài trợ chiến tranh” của Ukraine, mà còn là những chia rẽ vẫn luôn âm ỉ giữa các nước thành viên. Dù gia nhập EU từ năm 2004, song Hungary từ lâu vẫn luôn cảm thấy “bị phân biệt đối xử” và duy trì mối quan hệ khá gần gũi với Nga.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban thường xuyên chỉ trích các biện pháp trừng phạt Nga tàn phá nền kinh tế đất nước, chủ trương thúc đẩy miễn trừ lệnh cấm vận của EU đối với dầu của Nga, phản đối áp giá trần lên khí đốt Nga hay tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine.

Trong khi đó, những quốc gia thành viên như Hy Lạp, Cộng hoà Síp và Malta cũng ngày càng cảm thấy các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là một gánh nặng.

Từ câu chuyện của Hungary, Hy Lạp, có thể thấy là nội bộ EU vẫn còn có nhiều bất đồng trong việc giải quyết quan hệ với Nga và Ukraine. Nếu vấn đề không được giải quyết, đây có thể là bước đầu tiên dẫn đến sự tan vỡ đoàn kết của EU.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Joseph Borrell đã buộc phải đứng ra làm trung gian khi cam kết sẽ giải quyết những khác biệt liên quan tới vấn đề Ukraine. Một số nhà ngoại giao cho biết, ông Joseph đang tích cực làm việc với Ukraine và các bên liên quan nhằm tìm ra giải pháp.

Thu Hoài(VOV1)

Bài liên quan
NATO chuẩn bị cho kịch bản Mỹ giảm vai trò trong viện trợ Ukraine
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới đã phủ bóng lên cuộc họp của những người đứng đầu quốc phòng NATO tuần này khi các quốc gia thành viên chuẩn bị cho kịch bản Mỹ đảm nhận vai trò ít hơn trong năm tới ở Ukraine nếu ông Donald Trump thắng cử.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất