Hậu Giang xảy ra mưa lớn, triều cường gây ngập lụt cục bộ

Tấn Phong/VOV-ĐBSCL | 19/09/2024, 15:38

Do ảnh hưởng bão số 4 nên mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt cục bộ tại nhiều địa phương trong tỉnh Hậu Giang.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang do mưa, triều cường nên mực nước trong 3 ngày qua trên các sông, kênh, rạch và nội đồng khu vực ảnh hưởng triều Biển Tây (sông Cái Lớn) lên nhanh và ở mức cao trên báo động 3 từ 0,03m- 0,10m; khu vực ảnh hưởng triều Biển Đông và mực nước nội đồng lên nhanh theo triều và ở mức trên báo động 2 từ 0,05m đến 0,15m.

Dự báo khu vực ảnh hưởng triều Biển Đông, triều cường (rằm tháng 8 âm lịch) kết hợp với mưa tại chỗ, khiến mực nước ở mức cao, đạt đỉnh triều cường từ ngày 18-20/9/2024. Mực nước cao nhất tại trạm Thủy văn Phụng Hiệp từ 1,45m-1,55m trên báo động 3 từ 0,05m-0,10m, cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,05m-0,15m, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 0,05m-0,12m. Mực nước trên gây ngập, lụt cục bộ tại huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp với thời gian kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Đối với khu vực ảnh hưởng triều Biển Tây trên sông Xà No và mực nước nội đồng lên nhanh, ở mức cao từ ngày 19-21/9/2024. Mực nước cao nhất tại trạm Thủy văn Vị Thanh từ 0,83m-0,88m trên báo động 3 từ 0,08m-0,13m, cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,05m-0,12m, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 0,04m-0,10m. Mực nước trên gây ngập lụt cục bộ tại huyện Vị Thuỷ, huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ và một phần huyện Phụng Hiệp với thời gian kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày.

Bên cạnh đó, từ nay đến ngày 23/9 trên các sông, kênh, rạch trong tỉnh tốc độ dòng chảy mạnh hơn so với tuần trước kết hợp với mưa lớn tập trung sinh dòng chảy mặt mạnh và đất ở bờ sông, kênh đang tơi xốp, mé bờ có nhiều dòng xoáy, hàm ếch do đó khả năng sạt, lở bờ sông, kênh, rạch với quy mô vừa và nhỏ ở mức độ cao, diễn biến rất phức tạp. Địa phương có nguy cơ cao xảy ra sạt lở là huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành A.

UBND tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu các ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, khí hậu, thiên tai, chủ động phương án ứng phó. Đồng thời, chuẩn bị phương án cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh.; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó thiên tai cho người dân để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra...

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất