Giải mã gene - cầu nối đưa y học dự phòng Việt Nam bắt kịp xu hướng thế giới

01/07/2022, 15:51

Không chỉ giúp người Việt tiên lượng nguy cơ mắc các bệnh nan y, công nghệ giải mã gene còn có thể cung cấp gợi ý về định hướng nghề nghiệp cho trẻ trong tương lai.

Kể từ khi bộ gene người đầu tiên được giải mã toàn bộ thành công vào năm 2001 qua dự án nghiên cứu quốc tế Bản đồ gene người (Human Genome Project), công nghệ giải mã gene đã có nhiều đột phá. Từ việc mất 13 năm và ít nhất 100 triệu USD để giải mã toàn bộ một bộ gene người thì ngày nay, chúng ta chỉ mất từ 20-25 ngày với chi phí chưa đến 1.000 USD.

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ đã đưa giải mã gene đến gần với cuộc sống người dân hơn. Ở các nước tiên tiến, hồ sơ gene còn được tích hợp vào sổ sức khỏe điện tử cá nhân. Các công ty lớn như Apple, VISA, GE Appliances cũng đưa dịch vụ giải mã gene vào chương trình phúc lợi cho nhân viên nhằm đẩy mạnh y học dự phòng và giảm chi phí khám chữa bệnh.

Đặc biệt, trong cuộc chiến với COVID-19, nhiều quốc gia đã ứng dụng giải mã gene vào quá trình nghiên cứu để phòng chống dịch. Trong năm 2021, 14 trên 22 quốc gia thuộc Đông Địa Trung Hải đã ứng dụng giải mã gene để phát hiện và theo dõi các biến thể Covid-19. Tại Việt Nam, cuối tháng 11/2021, giải mã gene là một trong những giải pháp mà Thủ tướng cùng Bộ Y tế đã chỉ đạo áp dụng nhằm phát hiện sớm biến chủng Omicron đối với những trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài.

Giải mã gene - cầu nối đưa y học dự phòng Việt Nam bắt kịp xu hướng thế giới - 1

Công nghệ tiên tiến giúp quá trình giải mã gen từ 1ml nước bọt đến bản báo cáo hoàn chỉnh của GeneStory chỉ gói gọn trong vòng 20-25 ngày.

Theo báo cáo tháng 2/2022 của công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Research and Markets (Mỹ), thị trường giải mã gene trên toàn cầu ước đạt 10,6 tỷ USD trong năm 2020, và có tiềm năng đạt mức 17,3 tỷ USD vào năm 2026. Trong đó, thị trường Mỹ và Trung Quốc được dự đoán có mức tăng trưởng lớn nhất, theo sau là Nhật Bản, Canada, Đức. Các quốc gia phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương cũng sẽ có những tín hiệu tích cực.

Dù đã có một số ứng dụng bước đầu trong y tế, nhưng giải mã gene chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Hiện, chỉ khoảng 1% dân số được tiếp cận công nghệ này.

Trong khi đó, sức khỏe người Việt đang đứng trước tình trạng đáng báo động với 5,3 triệu người bị tiểu đường (thống kê của Bộ Y tế năm 2021), cứ 100.000 người thì có 159 người được chẩn đoán mắc mới ung thư (theo Globocan), 25% dân số mắc các bệnh tim mạch và huyết áp... “Cảnh báo đỏ” này hoàn toàn có thể được “hạ nhiệt” thông qua việc giải mã gen, giúp người dân đánh giá sớm nguy cơ bệnh, góp phần sàng lọc bệnh từ giai đoạn “trứng nước” và thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp.

Trong bối cảnh đó, vào tháng 4/2022, GeneStory ra đời. Được thành lập bởi những giáo sư, tiến sĩ và chuyên gia về tin y sinh với hàng chục năm kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu tại các nước phát triển, GeneStory được xem như món quà sức khỏe mà những nhà khoa học Việt mang về cho người Việt.

Đã đến lúc người Việt được chăm sóc đúng cách, được hưởng những thành quả của nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại để kiến tạo cho mình một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và trọn vẹn hơn”, ông Nguyễn Đức Long - CEO của GeneStory - khẳng định.

Nền tảng của GeneStory là những dự án nghiên cứu ý nghĩa với quy mô lớn khi liên kết với Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigData (thuộc Tập đoàn Vingroup), điển hình như dự án giải mã 1.000 hệ gene người Việt, để xây dựng nên một hệ thống tham chiếu hệ gene toàn diện và đặc trưng của người Việt.

Giải mã gene - cầu nối đưa y học dự phòng Việt Nam bắt kịp xu hướng thế giới - 2

GeneStory đồng hành cùng mỗi gia đình Việt trên mọi chặng đường khám phá bản thân và chăm sóc sức khỏe với các gói sản phẩm đa dạng cho trẻ em và người lớn.

Theo Giáo sư Dược lý Di truyền người Hy Lạp George P. Patrinos - Giám đốc Khoa học của Golden Helix Foundation (Anh), Chủ tịch Mạng lưới hợp tác y học hệ gene toàn cầu (Global Genomic Medicine Collaborative), một cơ sở dữ liệu như vậy sẽ giúp người bệnh hưởng lợi từ các phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bộ dữ liệu gene lớn cũng có thể giúp phân biệt các dân tộc khác nhau có nguy cơ mắc từng loại bệnh khác nhau bởi từng gene cụ thể, đồng thời giúp bác sĩ kê đơn thuốc hiệu quả hơn, hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên người bệnh.

GeneStory đã tận dụng các nguồn dữ liệu nghiên cứu, kết hợp công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn để cung cấp các gói giải mã gene với hơn 100 chỉ số về cơ thể, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam ở mọi giai đoạn phát triển, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành và người cao tuổi.

Để giúp cha mẹ thấu hiểu con mình từ sức khỏe thể chất đến tinh thần, gói giải mã gene cho trẻ em của GeneStory sẽ cung cấp các chỉ số như: chiều cao tối đa ở tuổi trưởng thành; nhu cầu 10 vitamin thiết yếu; tiềm năng phát triển của con như ngoại ngữ, học thuật, âm nhạc, hay qua các gợi ý định hướng nghề nghiệp cho con dựa trên phân tích tính cách theo mô hình Big5…

Với gói giải mã gene dành cho người lớn, GeneStory sẽ giúp người dùng chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua các đánh giá nguy cơ bệnh ung thư, bệnh nghiêm trọng phổ biến ở người Việt như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng...; các thông tin về khả năng đáp ứng thuốc theo cơ địa mỗi người nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phản ứng phụ của thuốc khi sử dụng các nhóm thuốc liên quan điều trị tim mạch, ho và cảm cúm, thuốc chống ung thư…

GeneStory là đơn vị cung cấp giải pháp giải mã gene của người Việt và cho người Việt với khát vọng mang công nghệ giải mã gene đến gần hơn với hàng triệu người dân Việt Nam, hướng tới thúc đẩy y học dự phòng, nâng cao chất lượng sống và giảm bớt gánh nặng y tế cho mỗi gia đình Việt.

Tham khảo thêm tại: https://genestory.ai

Bảo Anh
Bài liên quan
Giải mã gen giúp hạn chế phản ứng có hại của thuốc
Dựa trên công nghệ giải trình tự gen tiên tiến, GeneStory hiện là đơn vị duy nhất trên thị trường cung cấp dịch vụ giải mã gen.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể để phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, Việt Nam sẽ đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực cho công nghiệp bán dẫn vào năm 2030.
Mới nhất