Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 21/8

Hoàng Phạm/VOV.VN Tổng hợp | 21/08/2024, 10:33

VOVLIVE - Dưới đây là một số diễn biến nổi bật liên quan đến tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 21/8/2024.

Nga kiểm soát thị trấn New York ở Donbass sau nhiều tháng giao tranh. Hãng tin RIA Novosti ngày 19/8 cho biết, quân đội Nga đã kiểm soát hoàn toàn thị trấn New York ở Donetsk. Thị trấn này từ nhiều tháng qua đã được Ukraine biến thành một pháo đài lớn trước các cuộc tấn công của Nga.

Hồi tháng 6, quân đội Nga đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào New York và khu vực lân cận Toretsk, một cụm gồm hầu hết các thị trấn công nghiệp với Toretsk ở trung tâm. Nỗ lực này là một phần của chiến dịch tấn công liên tiếp tại Donbas, gồm Donestk và Lugansk đã sáp nhập vào Nga năm 2022.

Việc chiếm được New York mở ra một con đường tiến tới Toretsk, một thành trì lớn khác của Ukraine ở Donbass. Cả hai thị trấn đều được quân đội Ukraine tăng cường phòng thủ nghiêm ngặt kể từ khi xung đột nổ ra trong khu vực sau cuộc đảo chính năm 2014.

Ông Zelensky không tin vào lằn ranh đỏ của Nga sau cuộc đột kích Kursk. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19/8 cho biết cuộc tấn công của nước này vào vùng Kursk của Nga cho thấy những đe dọa đáp trả của Điện Kremlin chỉ là lừa bịp và ông đã hối thúc các đồng minh nới lỏng các hạn chế về việc sử dụng các vũ khí tầm xa.

Phát biểu tại cuộc gặp với các nhà ngoại giao Ukraine, Tổng thống Zelensky đã đề cập đến việc các đồng minh cung cấp vũ khí tầm xa nhưng nói với Kiev rằng nước này không thể sử dụng chúng để tấn công sâu vào trong nước Nga do lo ngại vượt qua những "lằn ranh đỏ" mà Tổng thống Vladimir Putin đặt ra.

"Chúng ta đang chứng kiến ​​một sự thay đổi ý thức hệ đáng kể - khái niệm ngây thơ, viển vông về cái gọi là lằn ranh đỏ liên quan đến Nga, vốn ảnh hưởng tới đánh giá về cuộc xung đột của một số đối tác, đã sụp đổ ngày nay”, ông Zelensky nói.

Chuyên gia tiết lộ mục đích Ukraine phá hủy cầu phao của Nga trên sông Seym. Theo các nhà quan sát, Ukraine phá hủy các cây cầu phao trên sông Seym nhằm cản trở các tuyến hậu cần và cắt đứt nguồn tiếp tế quân sự cho lực lượng Nga đang đồn trú ở phía nam con sông, đồng thời củng cố quyền kiểm soát khu của Kiev tại vực này.

Ông Alex Kokcharov, một nhà phân tích rủi ro của S&P Global Market Intelligence, cho biết việc phá hủy các cây cầu khiến lực lượng Nga chỉ còn một cây cầu phao tạm thời để tiếp tế cho các đơn vị của họ. Ông cũng cho biết trong một bài đăng trên X vào hôm 19/8 rằng cây cầu phao "nằm trong tầm bắn của pháo binh Ukraine", khiến những người lính Nga gặp nguy hiểm khi băng qua cầu.

Ông John Hardie, Phó giám đốc Chương trình Nga tại Quỹ Bảo vệ Dân chủ, Ukraine phá hủy những cây cầu này nhằm mở rộng khu vực chiếm đóng ở Kursk, tăng cường phòng thủ và sử dụng con sông như một rào cản phòng thủ tự nhiên.

“Canh bạc xuất phát từ sự tuyệt vọng” của Tổng tư lệnh quân đội Ukraine. Theo Economist, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Aleksandr Syrsky, đã lên kế hoạch và ra lệnh tấn công tỉnh Kursk của Nga trong nỗ lực cuối cùng để tránh bị cách chức. Kiev cũng được cho là đã không thông báo với các nước phương Tây về kế hoạch này vì lo ngại họ sẽ yêu cầu hủy bỏ chiến dịch hoặc thông tin chi tiết sẽ bị rò rỉ.

Tướng Syrsky đã nghĩ ra “canh bạc táo bạo xuất phát từ sự tuyệt vọng” cùng với một số kịch bản được cân nhắc. Những kịch bản này bao gồm các cuộc tấn công vào khu vực biên giới Kursk hoặc Bryansk của Nga, hoặc kết hợp cả hai.

Tờ Economist cho rằng “khi đối mặt với sự đã rồi, phương Tây không phản đối”. Nhiều quan chức phương Tây đã lên tiếng ủng hộ cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga, lập luận rằng Kiev có “quyền tự vệ”.

Nga điều lực lượng hàng không vũ trụ bảo vệ Kursk, giáng đòn mạnh vào Ukraine. Tờ Important Stories của Nga trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết, một trung đoàn súng trường cơ giới của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã được triển khai đến Kursk – khu vực giáp ranh với vùng Sumy của Ukraine. Đơn vị này được thành lập vào tháng 5 và tháng 6/2024, bao gồm nhân sự từ các công ty công ty an ninh và hậu cần, kỹ sư, thợ máy, một số sĩ quan và quân nhân từ một cảng vũ trụ của Nga.

Ngoài ra còn có nhân sự từ các căn cứ đặc biệt của Lực lượng Hàng không Vũ trụ và các trạm radar ở vùng Voronezh của Nga. Những người này trước đây từng điều hành lực lượng răn đe hạt nhân của Nga.  

Nga tố Mỹ chỉ dẫn cho Ukraine tấn công Kursk. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhận định, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ không dám tấn công vào khu vực Kursk của Nga nếu Mỹ không yêu cầu ông ấy làm vậy.

"Mọi người đều thấy rõ ông Zelensky sẽ không bao giờ làm điều này. Hiện tại ông ta khoe khoang rằng mình đang tạo ra một vùng đệm và gây thiệt hại cho nhà nước Nga. Ông ta sẽ không bao giờ dám làm vậy nếu ông ta không nhận được sự chỉ đạo tử Mỹ", Ngoại trưởng Nga nói.

Ông Lavrov cho biết, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm đánh giá tình hình quân sự và cập nhật thường xuyên cho Tổng thống Vladimir Putin về các diễn biến tại khu vực Kursk.

Ukraine nhận thêm vũ khí từ Đức. Chính quyền Đức hôm 19/8 đã công bố gói viện trợ quân sự mới, trong đó có hệ thống phòng không IRIS-T, cho Ukraine.

Trang quân sự Mil.in.ua dẫn thông cáo đăng trên trang web Chính phủ Đức viết rằng, mục đích chính của gói viện trợ lần này sẽ bổ sung cho quân đội Ukraine hệ thống phòng không, đạn pháo, vũ khí cầm tay, máy bay không người lái (UAV), xe thiết giáp…

“Gói viện trợ quân sự lần này gồm hệ thống phòng không IRIS-T; 14.000 đạn pháo 155mm; 10 phương tiện không người lái mặt đất; 26 UAV Vector kèm phụ kiện; phương tiện cứu hộ quân sự Bergepanzer 2; 700 súng trường tấn công MK 556…”, một đoạn trong thông cáo viết.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất