20 bức ảnh ấn tượng nhất về phụ nữ Anh trong Thế chiến II

CTV Lê Ngọc/VOV.VN (theo heritagecalling.com) | 08/03/2021, 19:09

Trước khi Thế chiến II (1939-1945) bùng nổ, hầu hết phụ nữ Anh đều ở nhà chăm sóc tổ ấm của mình, và thường làm những công việc mà sau đó được coi là “công việc của phụ nữ”, như điều dưỡng viên, nhân viên cửa hàng, hoặc làm người nội trợ gia đình…, nhưng chiến tranh đã thay đổi công việc và nghề nghiệp của nhiều người trong số họ.

Với việc hàng trăm ngàn đàn ông phải ra mặt trận chiến đấu, tình trạng thiếu lao động trở nên trầm trọng và phụ nữ buộc phải đảm nhận vai trò của nam giới, trong đó, nhiều người là tình nguyện, nhưng nhiều người là do bắt buộc. Ở Anh, Đạo luật Phục vụ Quốc gia tháng 12/1941 đã hợp pháp hóa việc bắt buộc phụ nữ phải phục vụ cho chiến tranh, ban đầu, chỉ những phụ nữ độc thân từ 20-30 tuổi được trưng dụng. Phụ nữ có thể chọn làm việc trong các ngành công nghiệp, trong các nhà máy sản xuất vũ khí, máy bay, xe tăng, hoặc đóng tàu, nhân viên mật mã, tình báo, hoặc nông nghiệp….

Họ cũng có thể chọn tham gia quân ngũ mặc đồng phục, nhưng họ không bao giờ bắn vào kẻ thù trong các cuộc đột kích - đó là công việc chỉ dành riêng cho các đồng nghiệp nam. Đến giữa năm 1943, gần 90% phụ nữ độc thân và 80% phụ nữ đã lập gia đình làm các công việc liên quan đến chăm sóc trẻ em, được tuyển dụng làm các công việc phục vụ cho chiến tranh với hàng trăm vai trò khác nhau, quân sự và dân sự; mức lương nói chung bằng khoảng 2/3 so với các đồng nghiệp nam của họ.

Công chúa Elizabeth (Nữ hoàng hiện tại), năm 1945 ở tuổi 19, cùng với con gái út của Thủ tướng Winston Churchill, Mary Churchill, là những thành viên nổi tiếng nhất của Lực lượng Hỗ trợ Mặt đất (Auxiliary Territorial Service - ATS) trong chiến tranh. Công chúa Elizabeth được đào tạo như một người lái xe và thợ máy, và được bổ nhiệm chỉ huy một phân đội.

Đáng chú ý là 188 trong số 1.245 phi công Lực lượng Hỗ trợ Vân tải Đường không (Air Transport Auxiliary - ATA) là phụ nữ. Phụ nữ không được phép chính thức chữa cháy, nhưng thường tham gia các hoạt động trong và sau các cuộc ném bom. Họ đã được đào tạo cơ bản để đối phó với các tình huống khẩn cấp. Lực lượng Hỗ trợ Cứu hỏa trước chiến tranh trở thành Lực lượng Cứu hỏa Quốc gia vào năm 1941 và trong vòng hai năm, 90.000 phụ nữ trên khắp đất nước Anh đã đăng ký tham gia.

Phụ nữ đã phải chịu sự tổn thất không nhỏ trong chiến tranh. Chỉ riêng ở Anh, 335 thành viên của Lực lượng nữ Hỗ trợ Mặt đất, 187 thành viên của Lực lượng Phụ nữ Phụ Hỗ trợ Không quân, 303 thành viên của Lực lượng nữ Hỗ trợ Hải quân Hoàng gia, 25 thành viên của Lực lượng Hỗ trợ Cứu hỏa Quốc gia và 15 nữ phi công của Lực lượng Hỗ trợ Vận tải Hàng không, đã ngã xuống trong chiến tranh.

Một đài tưởng niệm Phụ nữ trong Thế chiến II bằng đồng cao 6,7 mét tại Whitehall (London), tác phẩm của nhà điêu khắc John W. Mills được khánh thành ngày 9/7/2005 bởi nữ hoàng Anh. 17 bộ đồng phục và quần áo được sắp xếp xung quanh đài tưởng niệm đại diện cho hàng trăm công việc mà phụ nữ đảm nhận trong chiến tranh, cùng với quân phục nữ, quần áo, yếm cảnh sát, áo choàng cho con bú và mặt nạ thợ hàn... Trên tượng đài khắc dòng chữ: “Đài tưởng niệm này được xây dựng để tưởng nhớ sự đóng góp và công việc quan trọng của hơn 7 triệu phụ nữ trong Thế chiến II”./.

Bài liên quan
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 600 nữ công nhân ở Hà Nội
Hưởng ứng “Tháng Công nhân”, “Tháng Hành động vì An toàn vệ sinh lao động”, LĐLĐ Thành phố Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành y tế, sự đồng hành của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức khám sức khỏe, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho hàng trăm công nhân lao động của 30 doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Nội Bài, Sóc Sơn.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Nhân chứng nổ lò hơi ở Đồng Nai: Ám ảnh cảnh đồng nghiệp nằm bất động khắp nơi
Nhiều nhân chứng vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại khoảnh khắc lò hơi của công ty gỗ Bình Minh (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) phát nổ, thổi bay tất cả mọi thứ.
Mới nhất