Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển chip bán dẫn

09/10/2023, 21:44

Đây là thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ quý 3/2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chiều 9/10. Nhiều vấn đề liên quan tới phát triển công nghệ cao, công nghệ sinh học, đổi mới sáng tạo... được đề cập.

Theo ông Đỗ Thành Long, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), trong quý 3/2023, Bộ đã hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 văn bản (2 Nghị định; 1 Nghị quyết và 1 Chỉ thị) về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, việc chuyển giao nguyên trạng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thuộc quyền quản lý của Bộ KH&CN về UBND thành phố Hà Nội quản lý và phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.

Hoàn thiện nhiều chính sách quan trọng về đổi mới sáng tạo

Bộ KH&CN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam.

Theo Báo cáo GII 2023 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố ngày 27/9/2023, Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia/nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp; là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua. Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Cộng hòa Moldova và Việt Nam).

Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang cho biết, trong thời gian vừa qua, Bộ triển khai nhiều việc lớn, nhiều hoạt động đối ngoại cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoài ra việc phối hợp với các địa phương tổ chức các sự kiện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP.HCM bước đầu mang lại những kết quả tốt. Sắp tới lãnh đạo bộ sẽ rà soát lại những chương trình để phối hợp tổ chức ở các địa phương được tốt hơn.

Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển chip bán dẫn

Trả lời câu hỏi của phóng viên về cơ hội cũng như cơ chế nào để thu hút đầu tư, phát triển chip bán dẫn ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật cho biết, đang có sự dịch chuyển vốn của nhà đầu tư từ Bắc Mỹ tới Việt Nam. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực. Thách thức lớn nhất của Việt Nam là nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

“Chúng ta hiện mới có khoảng 5000 kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực này, với chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, trong khi mỗi loại chip được sản xuất đều có yêu cầu kỹ thuật rất cao. Bộ KH&CN xác định việc chuyển giao công nghệ là khâu quan trọng cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để đạt được yêu cầu. Sản xuất chip bán dẫn có 3 khâu chính là thiết kế, chế tạo và đóng gói. Trong đó, khâu thiết kế đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực rất cao”, ông Hùng nêu ý kiến.

Để phát triển chip bán dẫn ở Việt Nam thời gian tới, ông Hùng cho rằng cần có cơ chế thu hút doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư phòng thí nghiệm liên quan lĩnh vực này.

Để nắm bắt cơ hội phát triển chip bán dẫn, ngoài việc tập trung đầu tư nhân lực, từ nay đến cuối năm, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ KH&CN) cũng tập trung giải ngân nguồn vốn 223 tỷ đồng cho các dự án.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
“Chiều mùng bảy tháng năm” trong ký ức cựu chiến binh Điện Biên Phủ
VOVLIVE - Chiều 7/5, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries - chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Với mỗi cựu chiến binh từng sống tại khoảnh khắc vinh quang này, ký ức về “một chiều hè lịch sử” vẫn vẹn nguyên suốt 70 năm qua.
Mới nhất