Top 10 môn võ nguy hiểm nhất: Kungfu Trung Quốc xếp hạng 6
Tiểu Minh|24/11/2024, 10:32
Kungfu Trung Quốc là một trong 10 loại hình võ thuật nguy hiểm nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của tạp chí Black Belt.
Bảng xếp hạng các môn võ nguy hiểm nhất thế giới được Black Belt đưa ra vào tháng 8/2024 và gây ra những tranh cãi không ngớt trên các diễn đàn, trang mạng xã hội của cộng đồng mê võ thuật. Tạp chí của Mỹ dùng từ "chết chóc" để mô tả những đòn thế nguy hiểm của 10 môn võ được liệt kê.
"Một số môn võ ra đời vì nhu cầu cấp thiết, để rèn luyện cho chiến trường, trong môi trường thù địch và chiến tranh. Đó không chỉ là môn thể thao chiến đấu mà còn là kỹ thuật sinh tồn, được tinh chỉnh qua nhiều thế hệ nhằm đảm bảo chiến thắng trong những tình huống mang tính sống còn", Black Belt giải thích về bảng xếp hạng.
Ninjutsu không chỉ là môn võ chỉ có trong sách và phim ảnh. Đây là kỹ thuật được tạo ra để phục vụ mục đích ám sát, thiên về yếu tố nhanh và bất ngờ. Môn võ của Nhật Bản xếp thứ 10 trong danh sách.Xếp thứ 8 trong danh sách là môn võ ít phổ biến so với phần còn lại. Lua được tạo ra bởi thổ dân Hawaii. Môn võ này kết hợp các kỹ thuật khóa khớp, bẻ xương đầy bạo lực. Mục tiêu của các đòn thế Lua là triệt hạ đối thủ ngay lập tức.Kyokushin - xếp hạng 8 - là một trong nhiều hệ phái của Karate. Biến thể này của môn võ Nhật Bản nhấn mạnh vào tính thực chiến, đặc biệt là các đòn đá với lực mạnh.Đứng thứ 7, Pencak silat nổi tiếng nhất gắn liền với Indonesia nhưng môn võ này cũng phát triển đồng thời ở Malaysia và Philippines. Đây là môn võ tự vệ của người bản địa, được sáng tạo và điều chỉnh qua các cuộc chiến tranh, xung đột bộ lạc. Sự nguy hiểm của Pencak silat nằm ở các đòn đánh lén bất ngờ, tấn công thẳng vào khớp và bộ phận dễ tổn thương của đối thủ. Đây cũng là môn võ hiếm hoi mà các võ sĩ bị xử thua khi đánh knock-out đối thủ.Kungfu - xếp hạng 6 - là tên gọi chung cho nhiều loại hình võ thuật cổ truyền của Trung Quốc. Ngày nay, các kỹ thuật này được tổng hợp thành phiên bản thi đấu thể thao gọi là Wushu. Ngoài các kỹ thuật mang tính rèn luyện thân thể, biểu diễn, kungfu còn rất nhiều đòn thế quyền cước, khóa khớp và vật mang tính thực chiến. Kỹ thuật sử dụng vũ khí của kungfu Trung Quốc cũng rất nguy hiểm.Đứng thứ 5, Lethwei còn được gọi là boxing của người Myanmar. Theo tạp chí Black Belt, đây là một trong những môn võ lâu đời nhất thế giới, có lịch sử hơn 1.000 năm. Lethwei được tạo ra để quân đội sử dụng trong chiến tranh. Kỹ thuật Lethwei gần giống Muay Thái nhưng có thêm đòn húc đầu, quét trụ vật ngã đối thủ.Xếp hạng 4 là Sambo - xuất xứ từ Nga và các nước Liên Xô trước đây. Tên Sambo có nghĩa là tự vệ không vũ khí. Kỹ thuật của môn võ này là sự kết hợp của judo, vật và võ cổ truyền kiểu Nga. Sự nguy hiểm của sambo nằm ở các đòn vật và khóa.Jiujitsu Brazil (BJJ) được phát triển dựa trên kỹ thuật judo truyền thống của Nhật Bản. Tương tự sambo, môn võ này tập trung vào các kỹ thuật vật, khóa và đánh trong tư thế nằm. Đây là môn võ có thể giúp một người bất lợi về thể hình có nhiều cơ hội thắng hơn khi đấu với đối thủ to lớn. BJJ xếp thứ 3 trong top 10 môn võ nguy hiểm.Đứng thứ hai trong top 10 môn võ nguy hiểm nhất là Muay Thái. Phiên bản thi đấu thể thao ngày nay của Muay Thái đã được chuẩn hóa và lược bỏ khá nhiều yếu tố bạo lực. Tuy nhiên, các võ sĩ chuyên nghiệp vẫn có thể sử dụng nhiều đòn hiểm có sức sát thương cao khi lên võ đài. Kỹ thuật tấn công nguy hiểm nhất của Muay Thái là các đòn đá, chỏ và đầu gối.Đứng đầu bảng xếp hạng là Krav Maga có nguồn gốc từ Israel. Tuy nhiên, người sáng lập môn này lại là võ sư người Hungary tên Imi Lichtenfeld. Ông tạo ra một môn võ kết hợp các yếu tố thực chiến của boxing, vật, judo để huấn luyện cho binh sĩ. CKrav Maga nhằm mục tiêu vô hiệu hóa đối thủ nhanh nhất có thể, với rất nhiều đòn hiểm nhằm vào các bộ phận dễ bị tổn thương nặng như mắt, cổ họng và háng. Ngoài ra, Krav Maga cũng tập trung vào kỹ thuật tước vũ khí và đối phó với nhiều kẻ địch.
Với 30 hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc dự Hội nghị WEF Thiên Tân 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam gửi đi thông điệp về một Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia, đóng góp, thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề kinh tế, phát triển của khu vực và thế giới.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 27/6/2025 về bảo đảm việc sắp xếp đơn vị hành chính và vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn.
Công tác thi và coi thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã kết thúc, từ hôm nay (28/06), các địa phương bắt tay vào công tác chấm thi và dự kiến sẽ công bố kết quả thi vào ngày 16/7.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Đảng bộ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, nhất là tham mưu về hoàn thiện pháp luật thuộc các lĩnh vực Ủy ban phụ trách; các đảng viên thực hành dân chủ, tranh luận, cầu thị, lắng nghe, chuyên nghiệp, thích ứng nhanh với yêu cầu đổi mới.
Với tư cách là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao, Quốc hội sẽ thường xuyên theo dõi, xem xét và đánh giá quá trình triển khai thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.
Tỉnh Bắc Kạn khẳng định không để việc thay đổi, sắp xếp bộ máy hành chính các cấp ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Chỉ còn ít ngày nữa là tới “giờ G” chính thức áp dụng “Một người - Một số - Một dữ liệu”, tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp một người có nhiều mã số thuế cá nhân, do lỗi khi kê khai hoặc hệ thống dữ liệu chưa đồng bộ.
Theo kế hoạch, lễ ra mắt tỉnh Phú Thọ mới diễn ra lúc 7h30 ngày 30/6, được truyền hình trực tiếp trên Báo và Đài Phát thanh-Truyền hình Phú Thọ, đồng thời livestream trên các nền tảng số.