Những mồi lửa mới ở Trung Đông và nguy cơ xung đột Mỹ - Iran

10/01/2024, 08:48

Trung Đông đang phải đối mặt với những “mồi lửa” mới có thể khiến xung đột lan rộng trên toàn khu vực, đồng thời thổi bùng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Iran.

Mùa hè năm 2023, Tổng thống Joe Biden và các trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ tin rằng nguy cơ xung đột với Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này đã được ngăn chặn khá tốt.

Sau các cuộc đàm phán bí mật, hai bên đã ký kết một thỏa thuận theo đó Iran trả tự do cho 5 người Mỹ để nhận lại 6 tỷ USD tài sản bị đóng băng cùng một số tù nhân người Iran.

Khi đó, các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn như lực lượng Hamas ở Dải Gaza của Palestine, Hezbollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen có vẻ tương đối im ắng. Iran thậm chí còn giảm tốc quá trình làm giàu urani tại các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất.

Cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 và phản ứng cứng rắn của Israel sau đó đã làm thay đổi tất cả. Mỹ hiện giờ phải đối mặt với một Iran “giận dữ”.

Sau một loạt cuộc tấn công từ Lenbanon đến Biển Đỏ, các nhóm ủy nhiệm của Iran ở Iraq và Syria cũng đã tấn công lực lượng Mỹ trong khu vực. Washington tuyên bố sẽ đáp trả nếu bạo lực không giảm bớt.

Các cuộc tấn công vào Lebanon. Ảnh: Reuters

Chương trình hạt nhân của Iran cũng đã tăng tốc trở lại. Cuối tháng 12/2023, các thanh sát viên quốc tế cho hay Iran đã tăng gấp 3 lần hoạt động làm giàu urani ở cấp độ gần với mức có thể chế tạo bom. Theo các quan chức tình báo Mỹ, việc làm giàu urani ở mức độ cao hơn để biến nhiên liệu đó thành vật liệu chế tạo bom sẽ chỉ mất vài tuần.

Ông Nicolas de Rivière, nhà ngoại giao hàng đầu của Pháp tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, cho biết: “Chúng ta đang quay trở lại vấn đề ban đầu”.

Mối quan hệ giữa Mỹ với Iran hiện đang phức tạp hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1979. Các quan chức tình báo Mỹ và châu Âu cho biết, họ không tin Iran muốn xảy ra xung đột trực tiếp với Mỹ hoặc Israel vì điều đó sẽ không có kết thúc tốt đẹp. Nhưng Tehran dường như sẵn sàng vượt qua giới hạn, thực hiện các cuộc tấn công, phối hợp nhắm mục tiêu vào tàu chở hàng hóa và nhiên liệu cũng như căn cứ của Mỹ, đồng thời một lần nữa tiến gần hơn tới khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân.

Ông Biden khi nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 2021 đã có ý định khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Thỏa thuận này đã kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran trong 3 năm cho đến khi người tiền nhiệm Donald Trump tuyên bố rút khỏi vào năm 2018.

Sau hơn một năm đàm phán, vào mùa hè năm 2022, các bên gần đạt được đồng thuận để khôi phục phần lớn thỏa thuận hạt nhân. Theo đó, Iran sẽ vận chuyển nhiên liệu hạt nhân mới sản xuất ra khỏi đất nước, giống như năm 2015.

Nhưng nỗ lực đãsụp đổ.

Trong năm tiếp theo, Iran đã tăng tốc chương trình hạt nhân, lần đầu tiên làm giàu urani tới độ tinh khiết 60%, tiến gần hơn tới mức 90% cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân. Đó là một động thái có tính toán nhằm cho Mỹ thấy rằng Tehran chỉ còn cách một quả bom hạt nhân vài bước, nhưng vẫn chưa vượt quá giới hạn để ngăn chặn một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của nước này.

Thỏa thuận thứ hai – điều mà ông Biden không muốn tiết lộ – là một thỏa thuận bất thành văn rằng Iran sẽ hạn chế làm giàu urani và kiểm soát các lực lượng ủy nhiệm. Phía Iran được thông báo rằng, chỉ khi đó họ mới có thể đàm phán về một thỏa thuận rộng lớn hơn.

Trong một vài tháng, nó dường như có tác dụng. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Iraq hay Syria đã không tấn công lực lượng Mỹ, các tàu đi lại an toàn ở Biển Đỏ trong khi các thanh sát viên quốc tế báo cáo rằng việc làm giàu urani đã chậm lại đáng kể.

Một số nhà phân tích cho hay, đó chỉ là sự yên lặng tạm thời và dối trá. Theo bà Suzanne Maloney, Giám đốc chương trình chính sách đối ngoại tại Viện Brookings và là một chuyên gia về Iran, đó là một “ý tưởng điên rồ” mà Mỹ hy vọng sẽ duy trì được sự bình yên trong khu vực cho đến khi qua cuộc bầu cử vào năm 2024.

Các quan chức tình báo Mỹ đánh giá, Iran không xúi giục hay tán thành cuộc tấn công của Hama svào Israel và có lẽ thậm chí còn không được thông báo về điều đó. Hamas có thểlo ngại thông tin về vụ tấn công bị rò rỉ từ Iran.

Ngay khi cuộc chiến của Israel chống lại Hamas bắt đầu, các lực lượng ủy nhiệm của Iran đã tấn công.

Các trợ lý của ông Biden phản bác, cho rằng đánh giá của Israel là không đúng và ngăn cản cuộc tấn công. Mỹ tin rằng họ đã ngăn chặn được, hoặc ít nhất là trì hoãn một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, mối đe dọa xung đột với Hezbollah lại nổi lên. Nhóm này đã bắn hàng loạt tên lửa vào một tiền đồn quân sự của Israel trong ngày 5-6/1 và gọiđây là “phản ứng sơ bộ” trước vụ hạ sát phó thủ lĩnh Hamas, Saleh al-Arouri, ở Beirut.

Ở Washington, mốilo ngại hiện nay không phải là về một cuộc tấn công của Hezbollah vào Israel mà là về một cuộc tấn công của Israel vào Hezbollah. Mỹ đã nói với Israel rằng nếu Hezbollah tràn qua biên giới Washington sẽ hỗ trợ Israel chứ không phải ở chiều ngược lại.

Cho đến nay, Hezbollah dường như đã thận trọng để không tạo cớ cho Israel tiến hành một chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, Iran hậu thuẫn Hezbollah, lực lượng mạnh nhất ở Lebanon, để bảo vệ chính Tehran. Hezbollah là lực lượng răn đe nhằm ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công lớn nào của Israel vào Iran, bởi hàng nghìn tên lửa của lực lượng này có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho Israel.

Meir Javedanfar,giảng viên Đại học Reichman của Israel, cho biết đó là lý do chính khiến Iranmuốn Hezbollah đứng ngoài cuộc xung đột ở Gaza, nếu không, Israel có thể trực tiếp tấn công Iran. Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett từ lâu cũng thúc đẩyviệc “chặt đầu bạch tuộc, chứ không chỉ chặt chân” như Hamas và Hezbollah.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Iran, đang phải đối mặt với những vấn đề trong nước, muốn hạn chế xung đột.

Bà Maloney thuộcViện Brookings nhận định: “Iran không có nhiều lợi ích khi làm leo thang căng thẳng trong giai đoạn này, bởi vì họ vẫn đang đạt được hầu hết các lợi ích mong muốn cho dù không làm điều đó”.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rằng Iran không có quyền kiểm soát hoạt động đối với nhiều lực lượng ủy nhiệm và cường độ của các cuộc tấn công cách xa biên giới Lebanon-Israel, như ở Syria hay Iraq, cũng có thể là ngòi nổ cho một cuộc xung đột lớn hơn.

Phần xung đột cótác động toàn cầu hiện nay đang tập trung tại Biển Đỏ, nơi lực lượng Houthi ở Yemen, sử dụng thông tin tình báo và vũ khí của Iran, đang nhắm mục tiêu vào cái mà họ gọi là “tàu Israel”.

Khi Hải quân Mỹ giải cứu một tàu chở hàng Maersk bị tấn công vào cuối tuần trước, lực lượng Houthis đã bắn vào trực thăng của Washington. Các phi công của hải quân Mỹ đáp trả và đánh chìm 3 trong số 4 tàu của Houthi, khiến 10 người thiệt mạng.

Cho đến nay, chính quyền của ông Biden vẫn miễn cưỡng tấn công lực lượng Houthi ở Yemen, nhưng theo các quan chức, điều đó dường như đang thay đổi.

Ngày 4/1, Mỹ và 12 nước đồng minh đã đưa ra cảnh báo cuối cùng cho lực lượng Houthi tại Yemen về việc ngừng tấn công vào các tàu trên Biển Đỏ, nếu không sẽ phải đối mặt với hành động quân sự.

Ông Biden đứng trước những lựa chọn khó khăn. Ông muốn chuyển hướng khỏi Trung Đông để tập trung cạnh tranh và răn đe Trung Quốc. Nhưng những diễn biến hiện này đang buộc ông phải tập trung trở lại khu vực này. “Mỹ đã xây dựng một ma trận răn đe, thể hiện rằng họ không muốn xảy ra một cuộc chiến trong khu vực nhưng sẵn sàng can thiệp để đáp trả sự khiêu khích của Iran. Nhưng sự hiện diện của các tàu sân bay và binh sỹ Mỹ khiến Washington dễ trở thành mục tiêu hơn. Vì vậy, ma trận răn đe này có thể là động lực dẫn đến leo thang”, ông Hugh Lovatt, chuyên gia về Trung Đông của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, nhận định.

Bao trùm tất cả những xung đột có thể xảy ra này là tương lai của chương trình hạt nhân của Iran.

Nhiều năm đàm phán ngoại giao, các hoạt động bí mật nhằm vô hiệu hóa máy ly tâm và các vụ ám sát các nhà khoa học Iran đều tập trung vào một mục tiêu: kéo dài thời gian Iran cần để sản xuất nhiên liệu cho một quả bom hạt nhân.

Như ông Rivière, hiện là Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh, “chúng ta đang nói về khoảng vài tuần nữa” một tình huống mà trong những năm trước gần như chắc chắn sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, việc chế tạo nhiên liệu đó thành một quả bom hoàn chỉnh có thể mất một năm hoặc hơn và phương Tây vẫn có thêm thời gian phản ứng.

Với việc Iran cung cấp vũ khí cho Nga và bán dầu cho Trung Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ khó có thể đưa ra một lập trường nhất quán. Cả Nga và Trung Quốc đều là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an và có quyền phủ quyết.

Các trợ lý của ông Biden đã không còn quan tâm đến việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, vì nó hiện đã không còn phù hợp. Theo các điều khoản đàm phán ban đầu, nó sẽ cho phép Iran sản xuất nhiều nhiên liệu như họ mong muốn bắt đầu từ năm 2030.

“Iran đang làm giàu urani vì họ có thể. Mục tiêu của họ luôn là chờ đợi áp lực kết thúc và tự cho mình lựa chọn chương trình vũ khí”, bà Maloney nói.

Tác giả: Hoàng Phạm - Trình bày: Kiều Anh

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Chiều 29/4, tiếp tục chương trình công tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông  giai đoạn 2021 - 2025.
  • Những điểm lý tưởng ngắm pháo hoa tối 30/4 ở TP.HCM
    Công viên bờ sông Sài Gòn, Bến Bạch Đằng, các quán cà phê ở tòa nhà cao nhất Việt Nam là địa điểm lý tưởng “bắt trọn” khoảnh khắc pháo hoa rực sáng tối 30/4.
  • Lượng khách đi máy bay qua Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ giảm mạnh
    Thống kê của ngành hàng không cho thấy, sau 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng hành khách đi, đến Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã giảm tương đối nhiều, nhất là lượng khách đi các tuyến nội địa.
  • Thiêng liêng hành trình ra Trường Sa ngày Giải phóng
    Chào mừng 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2024), sáng nay, đoàn công tác số 14 trên tàu Kiểm Ngư 491/CĐKN 4 - Vùng 4 Hải Quân do Đại tá Cao Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải Quân làm trưởng đoàn đã khởi hành đi thăm động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1.
Mới nhất