Những bệnh có thể bùng phát sau mưa lũ

Như Loan | 13/09/2024, 11:35

Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều bệnh như sởi, sốt xuất huyết, cúm, đau mắt đỏ.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sau lũ lụt, các bệnh nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.

Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng đáng kể, như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter) hoặc amíp, giardia.

Nhóm các bệnh này dễ gây dịch với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy cấp. Trẻ em còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

Sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình là sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng. Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.

Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng... (Ảnh minh hoạ)
Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng... (Ảnh minh hoạ)

Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa.

Người dân cần đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi, thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Như Loan
Bài liên quan
Tỷ lệ người mắc cúm A nhập viện tăng cao liệu có bất thường?
Theo thống kê từ một số cơ sở y tế, thời gian gần đây tỷ lệ người bệnh mắc cúm A nhập viện điều trị tăng cao, điều này khiến nhiều người lo lắng.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Cập nhật: Tìm thấy thêm 8 người thoát nạn trong vụ vùi lấp thôn Làng Nủ
Theo thông tin từ UBND xã Phúc Khánh, 8 người dân thuộc 2 hộ ở thôn Làng Nủ thuộc danh sách các nạn nhân mất tích đã được tìm thấy.
  • Cô giáo mầm non mất 8 trẻ sau lũ quét và lời hẹn làm đèn lồng Trung thu đẹp nhất
    Trận lũ quét ở thôn Làng Nủ (Bắc Yên, Lào Cai) khiến 10 trẻ ở một điểm trường mầm non gặp nạn, trong đó đã tìm thấy thi thể 8 em, còn 2 em vẫn mất tích.
  • TP.HCM và nhiều tỉnh thành, đơn vị chung tay ủng hộ đồng bào bị thiên tai
    TP.HCM và nhiều địa phương, đơn vị khác trên cả nước tiếp tục kêu gọi ủng hộ người dân ở vùng bị thiên tai nhằm giúp họ giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.
  • Radio trong mùa mưa bão
    Trong mùa mưa lũ khắc nghiệt ở vùng cao Tây Bắc, thông tin trên sóng phát thanh đã đồng hành với người dân ở những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, ngập lụt, sạt lở, lũ quét... Đặc biệt là vào những thời điểm mưa lũ tàn phá, chia cắt nhiều xã, bản, sóng điện thoại, mạng internet gián đoạn, mất kết nối... riêng phát thanh vẫn đến được với bà con.
Mới nhất