Nam Phi, Mỹ xoa dịu căng thẳng sau tranh cãi về vũ khí

13/05/2023, 15:50

Nam Phi và Mỹ tìm cách hàn gắn quan hệ sau khi Nam Phi triệu tập đại sứ Mỹ để phản đối cáo buộc nước này cung cấp vũ khí cho Nga.

Hôm 12/5, Bộ Ngoại giao Nam Phi triệu tập Đại sứ Mỹ Reuben Brigety để gặp Ngoại trưởng Naledi Pandor. Bộ Ngoại giao Nam Phi “bày tỏ sự không hài lòng của chính phủ với hành vi và tuyên bố của Đại sứ Mỹ đưa ra hôm 11/5".

Trước đó, trong cuộc họp báo với giới truyền thông, Đại sứ Mỹ tại Nam Phi Reuben Brigety nói Washington tin rằng vũ khí và đạn dược được chất lên một tàu chở hàng của Nga cập cảng tại căn cứ hải quân Cape Town vào tháng 12.

Nam Phi, Mỹ xoa dịu căng thẳng sau tranh cãi về vũ khí  - 1

Tàu Lady R của Nga neo đậu tại Căn cứ Hải quân Simon's Town gần Cape Town, Nam Phi vào tháng 12/2022. (Ảnh: AP)

"Chúng tôi tin chắc rằng vũ khí đã được chất lên con tàu đó và tôi sẽ đặt cược mạng sống của mình vào tính chính xác điều này. Việc Nam Phi vũ trang cho Nga... về cơ bản là không thể chấp nhận được", Đại sứ Mỹ tại Nam Phi Reuben Brigety nói.

Theo Bộ Ngoại giao Nam Phi, tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Naledi Pandor, Đại sứ Brigety “thừa nhận ông đã vượt quá giới hạn và bày tỏ xin lỗi chính phủ và người dân Nam Phi".

“Tôi rất biết ơn vì đã có cơ hội nói chuyện với Ngoại trưởng Pandor vào tối nay và sửa chữa sai lầm từ những nhận xét công khai của tôi", ông Brigety viết trên Twitter.

Cả Mỹ và Nam Phi cam kết tiếp tục hợp tác sau sự việc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Naledi Pandor, nhấm mạnh “sự hợp tác về các ưu tiên chung, bao gồm y tế, thương mại và năng lượng".

Trước đó, Văn phòng của Tổng thống Cyril Ramaphosa phản pháo cáo buộc Đại sứ Reuben Brigety. Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Cyril Ramaphosa, Vincent Magwenya, cho biết những nhận xét này "làm suy yếu tinh thần hợp tác và đối tác" giữa hai quốc gia.

Theo người phát ngôn Vincent Magwenya, "Chính phủ Nam Phi đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập về những cáo buộc này".

Tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ hoan nghênh việc Nam Phi mở cuộc điều tra về vụ việc. "Chúng tôi tiếp tục cam kết thực hiện chương trình nghị sự với các đối tác Nam Phi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Vedant Patel nói, đề cập đến hợp tác về y tế công cộng, khí hậu và thương mại.

Nam Phi nhiều lần nói rằng nước này muốn giữ thái độ trung lập đối với xung đột Ukraine - Nga và ủng hộ đối thoại để chấm dứt chiến sự.

Nam Phi có quan hệ kinh tế và thương mại mạnh mẽ với Mỹ và châu Âu. Thương mại giữa nước này với Nga chiếm tỷ trọng nhỏ song quan hệ giữa Nam Phi và Nga có truyền thống lâu đời. Cả hai nước đều là thành viên của BRICS - một nhóm tập hợp Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Kông Anh(Nguồn: Bloomberg)

Bài liên quan
Quân đội Israel 'đốt trường học' ở Gaza
Theo Reuters, lực lượng Israel phá hủy nhà cửa, bao vây trường học và nơi trú ẩn của những người di tản khi nước này mở rộng hoạt động quân sự ở phía bắc Gaza.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất