Indonesia phát động tập trận hải quân đa phương quy mô lớn

Kông Anh(Nguồn: Reuters) | 06/06/2023, 11:15

VOVLIVE - Hôm 5/6, cuộc diễn tập quốc tế Komodo 2023 khai mạc tại Makasar, Nam Sulawesi của Indonesia với sự tham gia của 36 nước.

Trong số 36 nước tham gia diễn tập hải quân đa phương Komodo lần thứ 4 (MNEK-4), đáng chú ý có Mỹ, Trung Quốc bất chấp căng thẳng gần đây giữa hai nước.

Theo hải quân Indonesia, cuộc diễn tập Komodo là hoạt động huấn luyện "phi chiến tranh" nhằm mục đích "củng cố mối quan hệ giữa hải quân" của 36 quốc gia.

Indonesia phát động tập trận hải quân đa phương quy mô lớn - 1

36 nước tham gia diễn tập hải quân đa phương Komodo lần thứ 4. (Ảnh: Reuters)

Cuộc diễn tập kéo dài từ ngày 5-8/6, được tổ chức ngoài khơi thành phố cảng Makassar, phía đông Indonesia với các hoạt động như duyệt hạm đội quốc tế, huấn luyện nhân đạo và y tế, hội nghị chuyên đề về an ninh hàng hải quốc tế và một số hoạt động giao lưu khác.

Theo Tham mưu trưởng Hải quân (Kasal) Indonesia, Đô đốc Muhammad Ali, cuộc diễn tập hữu nghị này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các quốc gia, củng cố và hỗ trợ lẫn nhau sau đại dịch COVID-19.

Hải quân Indonesia cho biết 15 tàu, trong đó có tàu của Trung Quốc và Nga, neo đậu ngoài khơi đảo Sulawesi hôm 5/6 khi cuộc diễn tập Komodo bắt đầu.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin, hải quân nước này cử tàu khu trục Trạm Giang và tàu khu trục Hứa Xương, cả hai đều được trang bị tên lửa dẫn đường, tới cuộc diễn tập.

Trong khuôn khổ diễn tập đa phương quốc tế Komodo 2023, đại diện của hải quân từ 36 quốc gia đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) chung về củng cố hợp tác và phục hồi.

Cuộc diễn trận hải quân diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ tăng cường ngoại giao quân sự trong khu vực, tổ chức các cuộc tập trận thường xuyên hơn với các đồng minh và đối tác quanh Đài Loan, và trên các tuyến đường thủy nhộn nhịp ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Cuộc diễn tập cũng diễn ra sau sự cố cuối tuần qua ở eo biển Đài Loan, trong đó hải quân Mỹ cáo buộc tàu chiến Trung Quốc có hành động nguy hiểm, cắt ngang trước tàu khu trục Mỹ./.

Bài liên quan
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto
Trong khuôn khổ các hoạt động nhân dịp tham dự Lễ nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Indonesia nhiệm kỳ 2024-2029, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, ngày 21/10/2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gặp Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất