Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới sẽ đến Thụy Sĩ thúc đẩy hòa bình cho Ukraine

Trà Khánh(Nguồn: The Guardian ) | 15/06/2024, 14:45

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại Thụy Sĩ nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Ukraine.

Theo Guardian, ngày 15/6, hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine sẽ diễn ra tại khu nghỉ dưỡng trên đỉnh núi Buergenstock, Thụy Sĩ. Dự kiến sẽ có hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự hội nghị, gồm Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo Đức, Italia, Anh, Canada, Nhật Bản.

Hội nghị tại Buergenstoc được xem là nỗ lực quốc tế lớn nhất kể từ khi xung đột diễn ra nhằm tìm kiếm kế hoạch hòa bình cho Ukraine dựa trên các đề xuất của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Hình ảnh khu nghỉ dưỡng Burgenstock, Thụy Sĩ sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine từ ngày 15/6. (Ảnh: Reuters)
Hình ảnh khu nghỉ dưỡng Burgenstock, Thụy Sĩ sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine từ ngày 15/6. (Ảnh: Reuters)

Thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ diễn ra ngay sau thượng đỉnh G7 tại Italy. Các nước thành viên G7 cũng đã đạt được thỏa thuận cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine dựa vào việc thế chấp lợi nhuận từ tài sản Nga đang bị phong tỏa ở châu Âu và Mỹ.

Cũng theo Guardian, thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 16/6, phái đoàn đại diện các bên sẽ thảo luận về kế hoạch hòa bình 10 điểm do Kiev đề xuất nhằm chấm dứt chiến tranh cùng với ba chủ đề khác là mối đe dọa hạt nhân, an ninh lương thực và nhu cầu nhân đạo ở Ukraine.

Trước đó, ngày 14/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các điều kiện để Moskva có thể hòa đàm, trong đó yêu cầu Ukraine phải rút toàn bộ quân khỏi bốn vùng lãnh thổ tự nguyện sáp nhập vào Nga và Kiev phải từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO.

Theo các nhà quan sát, thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine sẽ được ra một tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc Liên hợp quốc về duy trì và tôn trọng “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, đây được xem là bước đệm cần thiết phù hợp với lợi ích của Ukraine.

Đây cũng được coi là một thành công đối với Tổng thống Zelensky khi ông đang tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế cho kế hoạch hòa bình của mình, bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Nga khỏi Ukraine và quay trở lại biên giới hậu Xô Viết năm 1991.

Bình luận về vấn đề này, Max Bergmann, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Có đến hơn 100 quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình và Nga không được mời. Đây có thể bước đột phá về ngoại giao của Ukraine”.

Việc Trung Quốc không tham dự hội nghị đối với Ukraine có thể là thất bại khi Kiev đã nỗ lực vận động Bắc Kinh từ nhiều tháng trước. Tuy nhiên Trung Quốc cho biết chỉ tham gia nếu thượng đỉnh có sự góp mặt của Nga.

Trong khi đó, Trung Quốc cùng với Brazil đang thúc đẩy một kế hoạch hòa bình riêng cho Ukraine, kêu gọi sự tham gia của cả hai bên tham chiến. Moskva trước đây đã lên tiếng ủng hộ những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chấm dứt xung đột.

Kiev tỏ ra thất vọng trước quyết định của Trung Quốc bỏ qua hội nghị thượng đỉnh Thụy Sĩ. Ông Zelensky thậm chí còn cáo buộc Bắc Kinh giúp Nga gây hấn.

Trà Khánh(Nguồn: The Guardian )
Bài liên quan
Công dân Nga có thể có mặt trên máy bay bị bắn hạ ở Châu Phi
Máy bay bị bắn hạ ở miền tây Sudan là dòng phi cơ chở hàng Il-76 và được cho là có người Nga trong chuyến bay.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất