Ho có đờm cảnh báo bệnh gì và cách điều trị

07/09/2023, 21:35

Ho có đờm là tình trạng thường gặp cả ở người lớn và trẻ em, gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ho có đờm là phản xạ ho kèm theo đờm do các nguyên nhân như: Virus, vi khuẩn gây ra các bệnh lý như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, hoặc do ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá,...

Ho có đờm cảnh báo bệnh gì?

Ho kèm đờm là bệnh lý phổ biến nhưng người mắc thường chủ quan, để tình trạng kéo dài dai dẳng. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Cảm lạnh, cảm cúm: Giai đoạn đầu của cảm lạnh, cảm cúm, người bệnh có thể gặp phải tình trạng ho khan. Nếu không được điều trị sẽ nặng hơn và dẫn đến ho có đờm.

Viêm họng: Viêm họng có thể gây ra tình trạng ho có đờm. Bên cạnh đó, người bệnh thường mắc kèm với các triệu chứng khác như đau rát họng, khàn tiếng.

Viêm phế quản: Thời gian đầu, người bệnh thường ho khan. Càng chủ quan không điều trị sẽ dẫn đến ho có đờm. Đờm người bệnh có tính chất: Nhớt, màu trắng đục, màu xanh hoặc vàng và tiết nhiều vào buổi sáng.

ho-co-dom.png
Viêm phế quản có thể gây ho có đờm.

Giãn phế quản: Nếu viêm phế quản không được điều trị khỏi, có thể dẫn đến giãn phế quản. Đờm thường được tiết ra nhiều vào buổi sáng nên người bệnh cũng sẽ ho nhiều hơn. Đờm có màu trắng đục (giống màu mủ), đặc quánh nên khó để khạc nhổ ra ngoài.

Viêm phổi: Người bệnh sẽ ho nhiều khi bị viêm phổi. Ho có kèm theo đờm màu vàng nhạt hoặc đậm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khó thở, tức ngực, nhất là khi ho.

Lao phổi: Người mắc lao phổi thường bị ho đờm kéo dài. Đờm có màu trắng sữa, mùi hôi, có thể lẫn máu. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy tức ngực vùng phổi. Nguy hiểm hơn là lao phổi có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Người bệnh thường ho đờm trắng kéo dài. Đờm có thể được tống ra ngoài khi ho. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng điển hình khác của bệnh như: Khó thở, đau tức ngực, thở khò khè,…

Ung thư phổi: Ho có đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư phổi. Đờm của người bệnh màu hồng hoặc đỏ nâu do có lẫn máu. Người bệnh còn thường gặp phải các triệu chứng như khản tiếng, đau họng, khó nuốt,…

ho-co-dom-1.png
Ho có đờm có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.

Cách điều trị ho có đờm hiệu quả

Ho có đờm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số cách để chữa ho đờm: Dùng thuốc Tây, sử dụng các thảo dược và các biện pháp hỗ trợ khác.

Dùng thuốc Tây y

Các nhóm thuốc thường được sử dụng khi bị ho đờm gồm:

  • Thuốc loãng đờm: Đây là những thuốc giúp làm giảm độ đặc quánh của chất nhầy. Từ đó, các đờm sẽ dễ dàng được loại bỏ nhờ hệ thống lông chuyển hoặc bằng cách khạc đờm. Các thuốc loãng đờm thường chứa: Acetylcystein, ambroxol, bromhexine, carbocysteine, terpin hydrate,…
  • Thuốc giảm viêm: Trường hợp ho kèm theo đau rát họng, viêm họng, sưng tấy,… có thể dùng thêm các thuốc giảm viêm: Ibuprofen, diclofenac,…
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Khác: Người bệnh có thể phải dùng thêm các thuốc khác để điều trị bệnh lý (như COPD). Hoặc trong trường hợp cần điều trị các triệu chứng khác (như sốt).

Lưu ý: Người bệnh không tự ý dùng thuốc mà phải dùng theo sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

ho-co-dom-2.png
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Các thảo dược giúp cải thiện ho đờm

Trong Đông y, khi bị ho đờm, viêm họng, đau rát họng,.. có nhiều thảo dược được sử dụng để cải thiện tình trạng này như: Cát cánh, Xạ can, Kha tử, Viễn chí, Húng chanh, Khoản đông hoa,...

  • Cát cánh: Giúp thông khí, bổ phế, giảm ho. Thành phần có chứa Saponin giúp loãng đờm.
  • Xạ can: Chứa Tectoridin có tác dụng chống viêm trong các bệnh lý hô hấp, giảm kích thích cơn ho, tiêu đờm.
  • Kha tử: Kha tử có chứa Tanin giúp kháng viêm, giảm sưng. Polysaccharid giúp giảm ho, long đờm. Ngoài ra, Kha tử có tác dụng kháng virus nhờ vào hoạt chất alloyl.
  • Viễn chí: Giúp loãng đờm, giảm ho.
  • Húng chanh: Có tác dụng tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, giúp chữa viêm họng, ho, giải cảm.
  • Khoản đông hoa: Giúp giảm ho, loãng đờm.

Để thuận tiện, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để sử dụng cho an toàn và lành tính. Hiện nay, một trong những sản phẩm được tin dùng là Siro Vihodan. Với thành phần chiết xuất từ 20 thảo dược như: Cát cánh, Khoản đông hoa, Xạ can, Kha tử,... có công dụng: Hỗ trợ bổ phế, giảm đờm.

ho-co-dom-3.png
Siro Vihodan dùng cho người bị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản.

Siro Vihodan hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản. Siro Vihodan được dùng cho người ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, ho dai dẳng lâu ngày. Người bị khản tiếng, đau rát họng, viêm họng, viêm phế quản. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược.

Bên cạnh đó, để sớm cải thiện tình trạng ho đờm, người bệnh nên áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ khác như: Súc miệng họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cổ họng, ăn uống và sinh hoạt hợp lý,... Ho có đờm có thể là dấu hiệu của bệnh lý hô hấp thường gặp và có thể tự xử trí tại nhà. Nhưng một số trường hợp ho đờm cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu: Ho kéo dài không khỏi, đờm màu nâu hoặc hồng, ho ra máu, ho cùng sốt cao trên 40 độ C và có thể kèm co giật.

Trên đây là những thông tin về tình trạng ho có đờm và cách xử trí. Để biết thêm thông tin, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin tại website: https://vihodan.vn/ hoặc liên hệ tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ.

Bài liên quan
Cách làm dịu cơn ho vào ban đêm
Ho vào ban đêm khiến bạn khó chịu, phá rối giấc ngủ, tác động không tốt tới sức khỏe.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước, vì dân của các nhà thầu, tư vấn, giám sát
Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
Mới nhất